EM NGUYỄN VĂN B - HỌC SINH LỚP 8 HỎI

7. Em Nguyễn Văn B - học sinh lớp 8 hỏi: “Trường hợp nào pháp luật cho phépngười thi hành nhiệm vụ được khám xét chỗ ở của công dân?”.Trả lời:Chỗ ở công dân là bất khả xâm phạm, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khácnếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Như vậy, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không phải là quyền tuyệtđối. Nhà nước chỉ bảo hộ quyền đó của công dân khi có sự xâm hại bất hợp pháp của tổchức, cá nhân khác. Trong trường hợp cá nhân sử dụng chỗ ở để vi phạm pháp luật, che giấutội phạm hoặc cất giấu công cụ, tang vật, phương tiện phạm tội... thì cơ quan nhà nước cóthẩm quyền có quyền tiến hành khám xét chỗ ở của họ. Việc khám xét chỗ ở của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quyđịnh của pháp luật. Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Tố tụng hình sự, pháp luật hiện hànhchỉ cho phép khám xét chỗ ở trong 2 trường hợp:- Theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính: Chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằngnơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.- Theo thủ tục tố tụng hình sự: Chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định chỗ ởcủa một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồvật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc khi cần phát hiện người đang bị truy nã.Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được quy định rõ ràng tại Điều 141 và 143Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003:Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong giađình họ, có đại diện của chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến;trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đivắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và haingười láng giềng chứng kiến.Việc tiến hành khám xét chỗ ở của một người không được thực hiện vào ban đêm trừtrường hợp có những lý do không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.