- THẤY ĐƯỢC ĐIỂM CHUNG VÀ NÉT RIÊNG TRONG CÁCH VIẾT CỦA MỖI TÁC GIẢ

Câu 2. (5 điểm)

1. Yêu cầu chung:

- Thấy được điểm chung và nét riêng trong cách viết của mỗi tác giả.

- Chỉ ra tài năng và tư tưởng của họ, phần nào thấy được đóng góp của mỗi nhà văn cho giai

đoạn lịch sử văn học 1945 – 1975.

OLM.VN, BINGCLASS.COM

3

2. Yêu cầu cụ thể: Dàn ý chi tiết

2.1. Quang Dũng và đoạn thơ trong Tây Tiến:

a. Khái quát:

- Về tác giả: Nhà thơ tài hoa, lãng mạn, từng là thành viên của binh đoàn Tây Tiến.

- Về tác phẩm: Sáng tác năm 1948, khi Quang Dũng đã rời xa binh đoàn. Lúc đầu có tên là

“Nhớ Tây Tiến”, sau được đổi lại thành “Tây Tiến”.

- Đoạn thơ nằm ở khổ 2, thể hiện chất nghệ sĩ trong con người chiến sĩ Quang Dũng.

b. Phân tích đoạn thơ:

- Bốn câu thơ với lối điệp cấu trúc, điệp từ, ẩn dụ,… tạo nên những câu thơ giàu nhạc tính,

đẹp như một bức họa, thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa.

- Bức tranh chia tay đẹp ở thiên nhiên “hung bạo dữ dội” nhưng cũng rất “thơ mộng, trữ tình”.

Cảnh chia tay còn đẹp bởi tình cảm mà người lính và đồng bào dành cho nhau: Đẹp ở sự hòa

quyện giữa con người với thiên nhiên.

=> Chất chiến sĩ và chất nghệ sĩ hòa hợp.

2.2. Tố Hữu và đoạn thơ trong Việt Bắc:

a. Khái quát:

- Tố Hữu: nhà thơ cách mạng, khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.

- Bài thơ “Việt Bắc” ra đời gắn với một chuỗi những sự kiện lịch sử trọng đại. Đây là thời

điểm cán bộ các cơ quan trung ương chia tay đồng bào Việt Bắc để về xuôi.

- Đoạn thơ thuộc phần một của bài thơ, là lời của người ra đi, ôn lại kỉ niệm, bày tỏ lòng biết

ơn với những ân tình của nhân dân và mảnh đất chiến khu.

b. Phân tích cụ thể:

- Sáu câu thơ lục bát với cách xưng hô mình – ta, lối ví von, so sánh đã tạo nên những câu

thơ như lời đối đáp trong cuộc hát giao duyên, hát giã bạn.

- Những tình cảm cách mạng được trữ tình hóa qua lời ôn lại những kỉ niệm, tình cảm đẹp

mà quân dân Việt Bắc dành cho nhau. Để từ đó hướng tới ngày mai thủy chung, ân tình.

- Đoạn thơ góp phần làm nên kiệt tác cho đời thơ Tố Hữu, là thành tựu nổi bật của thơ ca

trong những năm tháng kháng chiến.

2.3. So sánh:

OLM.VN, BINGCLASS.COM

4

a. Điểm gặp gỡ: Cả 2 đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ, và đằng sau đó là những ân tình của

chiến sĩ dành cho đồng bào, cho mảnh đất mà họ từng gắn bó, yêu thương.

b. Điểm khác biệt:

- Đoạn thơ của Quang Dũng sử dụng bút pháp thơ trữ tình, lãng mạn, tài hoa, giàu chất

nhạc, chất họa. Vẻ đẹp của người lính trí thức Hà Thành biết trân trọng vẻ đẹp của thiên

nhiên và con người là đóng góp riêng, hiếm có.

- Đoạn thơ của Tố Hữu lại sử dụng màu sắc, chất liệu dân tộc và khuynh hướng sử thi, lãng

mạn. Lời thơ mang âm hưởng của ca dao, dân ca, mộc mạc, giản dị, gần gũi với đời sống

nhân dân. Nhà thơ tôn vinh tình cảm của cách mạng, những tình cảm lớn lao, thiêng liêng.

- Cả hai đoạn thơ đều góp phần làm phong phú cho nền thơ ca kháng chiến.

OLM.VN, BINGCLASS.COM

5