(4,0 ĐIỂM)* YÊU CẦU CHUNG

Câu 2.(4,0 điểm)* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạolập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảmthụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữpháp.* Yêu cầu cụ thể:a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫndắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽvới nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng,cảm xúc sâu đậm của cá nhân.- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiệnđược đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc sơ sài.- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạnvăn.b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: khám phá, sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ quahai đoạn trích- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theotrình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luậnđiểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng(2,0 điểm):- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:1/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai đoạn thơ.2. Phân tích, cảm nhận về hai đoạn thơ2.a. Đoạn thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử- Nội dung:+ Vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ xứ Huế buổi bình minh: Thanh khiết, tinh khôi, sum suê, tươi tốt.

8

+ Tâm trạng: Khao khát ước mong, đắm say mãnh liệt hướng về tình yêu, cuộc đời.- Nghệ thuật+ Bút pháp lãng mạn trữ tình+ Ngôn ngữ cực tả, trong sáng súc tích+ Những hình ảnh thơ giàu sức gợi+ Các biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ, phép điệp, so sánh...2b. Đoạn “Tây tiến” Quang Dũng- Nội dung: Nỗi nhớ của nhà thơ về thiên nhiên và những cuộc hành quân của đoàn binh TâyTiến.+ Thiên nhiên: Dữ dội, hoang sơ mà hùng vĩ thơ mộng.+ Đoàn binh Tây Tiến: Vất vả, gian lao, những cuộc hành quân giữa núi rừng khắc nghiệt;anh hùng, lãng mạn hào hoa.- Nghệ thuật:+ Bút pháp lãng mạn, tinh thần bi tráng.+ Sử dụng các thủ pháp: Tương phản, cường điệu, điệp từ...+ Ngôn ngữ: Giàu tính tạo hình, giàu chất hoạ, chất nhạc.3. Sự tương đồng, khác biệt- Tương đồng:+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện qua hồi tưởng, niềm gắn bó tha thiết, sâu sắc về cảnh vềngười+ Bằng thể thơ bảy chữ hiện đại.+ Chính cái tôi lãng mạn chắp cánh cho cảnh vật thêm thơ mộng, huyền ảo, lung linh. Cảhai đoạn thơ đều cho thấy nét bút tài hoa của hai thi sĩ- Khác biệt:+ Trong “Đây thôn Vĩ Dạ”: Hồi ức về cảnh và người thôn Vĩ Dạ xứ Huế với những nétđặc trưng và mang đậm tâm tình, ước mong khao khát của thi nhân hướng về tình yêu, cuộc đời.+ Trong “Tây Tiến”: Nỗi nhớ da diết về đồng đội về thiên nhiên hoang sơ dữ dội, hùng vĩthơ mộng của miền Tây một thời Tây Tiến không thể nào quên. Đó là tình cảm đồng chí đồng đội,ân tình cách mạng, những kỉ niệm trong kháng chiến chống Pháp4. Lí giải sự tương đồng và khác biệt:- Cả Quang Dũng và Hàn Mặc Tử đều là những hồn thơ lãng mạn, tài hoa- Mỗi nhà thơ đều mang một cảm xúc riêng khi đứng trước cảnh và người- Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng của mỗi nhà thơ và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấntrong cảm xúc và hình ảnh thơ của mỗi nhà thơ5. Đánh giá chung- Hai đoạn thơ là những cảm nhận khác nhau về cảnh thiên nhiên về con người- Hai đoạn thơ thể hiện cho vẻ đẹp tâm hồn của hai nhà thơ ở hai thời cuộc, hai cảnh ngộkhác nhau- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phântích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.-Điểm 1,0 -1,25 :Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.- Điểm 0,25:Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.d) Sáng tạo (0,5 điểm)- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh vàcác yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quanđiểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêngsâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặcquan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.-Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.………Hết………..

10