2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG MỞ RỘNG PHẠM VI HOẠT ĐỘNGTRONG NHỮNG NĂM QUA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÃ ĐI ĐÚN HƯỚNG TUY NHIÊN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CHƯA CAO CHƯA ĐÁP ỨNG TRIỆT ĐỂ NHU CẦU VỐN VAY CỦA KHÁCH HÀNG

5.3.1.2 Hoạt động tín dụng

Mở rộng phạm vi hoạt động

Trong những năm qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã đi đún hướng

tuy nhiên nguồn vốn huy động chưa cao chưa đáp ứng triệt để nhu cầu vốn vay

của khách hàng. Do đó, trong những năm tiếp theo, Ngân hàng nên mở rộng

phạm vi hoạt động ở những khu vực mà trước đây Ngân hàng chưa có điều kiện

vươn tới như các ấp-xã vùng xa, vùng sâu,… cụ thể là nên thành lập phòng giao

dịch ở vùng 5 xã Cù Lao. Đồng thời có thể cho vay thông qua các tổ chức xã hội

như: hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ, hội cựu chiến binh, các tổ chức chính trị

xã hội, tổ chức nghề nghiệp khác. Khi Ngân hàng lựa chọn các tổ chức này thì

phải chọn mô hình ký hợp đồng trách nhiệm, phương thức đầu tư vốn, chọn

phương thức đầu tư thích hợp để chuyển tải vốn có hiệu quả và an toàn đến tay

người dân.

Tóm lại, việc mở rộng tín dụng phải được tiến hành một cách thận trọng,

đảm bảo phát triển bền vững và hiệu quả, đầu tư những dự án trọng điểm trên cơ

sở định hướng phát triển kinh tế của địa phương để mở rộng đầu tư vốn đến mọi

thành phần kinh tế.

Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành

bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng

thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất

lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết

định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Chính vì vậy cần phải không ngừng

nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng giúp cho việc sử dụng cán bộ ngày càng có

hiệu quả hơn. Bởi vậy, cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập

huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ

marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh.

Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ,

thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu

trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp

cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Các thông tin từ phía khách

hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng

không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án

mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án,

dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông

tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống

cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc

sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về

khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và

đầu tư. Đặc biệt, trong năm 2008 này Ngân hàng tập trung triển khai thực hiện

chương trình IPCAS đến từng CBVC, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng và

phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hàng.

Xử lý nợ quá hạn và nợ tồn động

Ở NHN

O

& PTNT huyện Thanh Bình qua phân tích ta thấy nợ quá hạn của

Ngân hàng biến động không đều ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động tín

dụng. Để khắc phục được những tồn tại đó và thu hồi được nợ quá hạn, nợ tồn

đọng ở Ngân hàng cần thực hiện một số công việc sau:

− Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập,

quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền

hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan. Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt

chẽ, thường xuyên của cán bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm

tra và giám sát tín dụng độc lập.

− Trước hết từng cán bộ tín dụng cần bám sát đường lối, chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

của địa phương từng năm và từng giai đoạn để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả.

Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng để hạn chế thấp

nhất nợ quá hạn do thẩm định yếu, thiếu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

− Khi đã phát sinh nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm rõ nguyên nhân khách

quan, chủ quan để có hướng đề xuất xử lý thích hợp.

+ Nếu do nguyên nhân chủ quan, chúng ta phải kiên quyết thu hồi nợ

bằng mọi biện pháp như động viên khách hàng dùng nguồn vốn khác để trả nợ,

tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ. Nếu khách hàng vẫn không trả nợ thì tranh thủ

sự hỗ trợ của các đoàn thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật

trong thu hồi nợ xấu.

+ Nếu do nguyên nhân khách quan, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể để có

những giải pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả

nợ, tư vấn sản xuất kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ ngân hàng, động viên

khách hàng tự xử lý tài sản bảo đảm trả nợ hết không có phương án nào khác.

Trường hợp xử lý tài sản quá khó khăn và đủ điều kiện thì đề nghị xử lý nợ bằng

nguồn dự phòng rủi ro.

Tóm lại, xử lý nợ quá hạn là công việc hết sức gian nan, mất nhiều thời

gian, công sức đòi hỏi nhiều tâm huyết của cán bộ tín dụng nhưng cách tốt nhất

vẫn là kiên trì bám trụ, thường xuyên lui tới nhắc nhở, động viên, đánh vào tâm

lý của người vay vốn: “mưa dầm thấm đất”, vì vậy nếu như chúng ta tích cực,

kiên trì bám trụ để thu nợ sẽ đem lại kết quả nhất định.