NHÂN VẬT TRỮ TÌNH ĐÃ GỬI GẮM CẢM XÚC, TÂM TƯ GÌ VÀO ĐOẠN THƠ

Câu 4: Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Phân tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam

Cao.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn Lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 12)

PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất

hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta,

những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể

đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất

nước này khi ấy cũng đã già nua.

... (2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu

tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không

còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm

mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải

gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một

nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh

xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn.

(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với

những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ

công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-

20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi

nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên... cũng cần được

tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt

giảm.

(Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express,Thứ sáu, 26/9/2014)