II - NGỮ PHÁPNGỮ PHÁP BÀI NÀY LÀ MỘT NGỮ PHÁP CỰC KÌ CỰC KÌ QUAN T...

20. II - NGỮ PHÁPNgữ pháp bài này là một ngữ pháp cực kì cực kì quan trọng mà nếu không hiểu nó, các bạn sẽ rất khó khăn khi học lên cao và lúng túng trong việc giao tiếp với người Nhật. Xin giới thiệu:ふつうけい    普通形<futsuukei> (Đông Du)         みじかいかたち  短い形 <mijikaikatachi> (Sakura) Cả hai cách gọi mà trường Đông Du và Sakura sử dụng đều chỉ nói về THỂ NGẮN. Nhưng mà cách giảng và một số chỗ trong bài học thì hơi khác nhau. Ở đây Hira sẽ ghi theo kinh nghiệm của mình. A - Giới thiệu:Thể ngắn là thể chuyên dùng trong văn nói, trong văn viết không nên dùng. Người Nhật dùng nó để : - Giao tiếp với người thân của mình, người trong gia đình mình - Giao tiếp với người nhỏ hơn mình, chức vụ nhỏ hơn mình (cấp dưới trong công ty) và dùng rất thường xuyên trong cuộc sống.Hẳn các bạn học giáo trình Minna sẽ thắc mắc tại sao khi người Nhật dạy tiếng Nhật cho chúng ta lại dạy bằng thể dài (thể <masu> mà các bạn đang học) ? Đơn giản là vì lịch sự. Thể ngắn không được dùng cho : - Người mới quen lần đâu, người không thân thiết. - Cấp trên của mìnhDo vậy bắt buộc họ phải dùng thể dài để dạy chúng ta. Thế thể ngắn có khó không. Xin thưa không, ít nhất là với động từ . Vì nếu các bạn học kĩ bài và các thể của động từ từ bài 1-19 thì coi như đã hoàn tất 3/4 ngữ pháp của bài này. Phần còn lại chỉ là "râu ria" thôi. B - Cách chia và một số điểm cần chú ý:Thể ngắn sẽ có 3 loại : Thể ngắn của động từ Thể ngắn của danh từ và tính từ <na> Thể ngắn của tính từ <i>