ĐẶT TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ VÀO BÀI MỚI ĐỂ THU HÚT ĐƯỢC SỰ CHÚ Ý CỦA HS THÌ PHẦN MỞ ĐẦU ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG, NẾU TA BIẾT ĐẶT RA MỘT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN HOẶC MỘT TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH KÍCH THÍCH HỌC SINH CÙNG TÌM HIỂU, GIẢI THÍCH THÌ BÀI HỌC SẼ CUỐN HÚT ĐƯỢC...

4.1.1. Giải pháp 1: Đặt tình huống có vấn đề vào bài mới

Để thu hút được sự chú ý của HS thì phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu

ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định kích thích

học sinh cùng tìm hiểu, giải thích thì bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học

sinh ngay từ những giây phút đầu tiên này.

Ví dụ 1: Trước khi vào học “Bài 4: Cacbohidrat và lipit” giáo viên làm thí

nghiệm: Hòa 1 thìa đường vào 1 cốc nước lọc sau đó hòa 1 thìa mỡ hoặc dầu

TV vào 1 cốc nước lọc. Nhận xét hiện tượng và giải thích tại sao?

HS sẽ trả lời được: “Đường thì tan còn dầu mỡ không tan trong nước” tuy

nhiên các em sẽ giải thích theo các cách khác nhau có thể chưa chính xác nhưng

sẽ thấy hứng thú và tò mò muốn tìm hiểu nội dung bài học.

GV tiếp tục dẫn dắt: “Vậy giải thích hiện tượng trên như thế nào cô và

các em sẽ cùng tìm câu trả lời qua bài học ngày hôm nay”.

Ví dụ 2: Đối với “Bài 5: prôtêin” giáo viên có thể gây sự chú ý cho học

sinh bằng câu hỏi: “Tại sao trâu và bò đều là động vật ăn cỏ nhưng thịt của

chúng lại có vị khác nhau?” Sau đó GV dẫn dắt vào bài.

Ví dụ 3: Để mở bài cho tiết học “Các nguyên tố hoá học và nước” giáo

viên đặt câu hỏi cho học sinh như sau: “Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành

tinh trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay

không?” HS có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau. Còn GV ngay lúc đó sẽ

không đưa ra đáp án đúng mà dẫn dắt vào bài, sau đó đến phần vai trò của nước

mới hướng dẫn HS trả lời.