CÂU 2 (5,0 ĐIỂM) YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG

3. Đánh giá, mở rộng: - Với cảm hứng lãng mạn, đoạn thơ đưa người đọc trở về với những phút giây bình yên, hiếm có của thời chiến tranh, về thế giới cổ tích với dòng sông huyền thoại... Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng ấy của thiên nhiên và con người Tây Bắc được cảm nhận qua tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của người lính Tây Tiến. - Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến vừa kết tinh được vẻ đẹp chung của hình tượng người lính trong những trang thơ chống Pháp: có lí tưởng cao cả, đầy ý chí và nghị lực vượt lên mọi khó khăn, vừa chứa đựng vẻ đẹp riêng trong trang thơ Quang Dũng: vẻ đẹp hào hoa. Vẻ đẹp ấy được khắc họa bằng cảm xúc lãng mạn, bay bổng cùng các thủ pháp đặc trưng của bút pháp lãng mạn. Quang Dũng đã góp phần làm phong phú diện mạo thẩm mĩ của chân dung người lính vệ quốc trong thơ ca Việt Nam thời chống Pháp. Bên cạnh hình tượng người lính xuất thân từ nông dân chất phác, bình dị, hồn hậu, là người lính của đất Hà thành mang tầm hồn hào hoa, lãng mạn.