CẢM NHẬN VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN TRONG ĐOẠN THƠ S...

Câu 2. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau. Từ đó, hãy nhận xét về bút pháphiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục tr.89)LỜI GIẢI CHI TIẾTPhần Nội dungI 1. Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học. Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 2. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp. - Tấm lòng là tình cảm yêu thương, quan tâm, chia sẻ, động lòng trước những cảnh ngộ khókhăn, éo le, bất hạnh. - Ý nghĩa: cuộc sống trở nên hạnh phúc, tươi đẹp khi mang đến sự ấm áp của tình người, độngviên, nâng đỡ, cứu vớt con người và làm cho sự sống của mình ý nghĩa hơn… 3. Phương pháp: Đọc kỹ nỗi dung câu nói, phân tích, lý giải. Người cha khuyên con: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tậtnguyền, sự vất vả và cái chết. Bởi vì: - Tuổi già (mỗi khi con gặp một cụ già): lớp người đi trước, tuổi cao mà sức yếu, cần đượcnâng đỡ, nhường bước cung kính. - Tình mẹ con (một người đàn bà đang bế con): tình cảm thiêng liêng, vĩ đại. Nếu không biếtkính trọng, ta chỉ là kẻ vô nhân, không xứng đáng được gọi tiếng mẹ. - Kẻ tật nguyền (một người què chống nạng): những người không được lành lặn, yếu ớt, gặpkhó khăn, cần được giúp đỡ, tôn trọng và đối xử bình đẳng. - Nỗi khổ (một kẻ khó) và Sự vất vả (một người đang còng lưng gánh nặng): nghèo khó vàvất vả là cảnh sống đáng thương, cần được quan tâm, nâng đỡ. Người nghèo khó và vất vảphải nỗ lực gồng mình trong cuộc mưu sinh mỗi ngày. Họ xứng đáng được tôn trọng và nângđỡ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. - Cái chết (một gia đình đang tang tóc): sự mất mát không thể bù đắp. Thái độ đúng đắn trướcnỗi đau thương, mất mát là thái độ phải có, thể hiện lòng thương cảm, tình người. => Đều đáng được kính trọng, đều phải nhường bước cung kính, Biết kính trọng những điềuđó, ta sẽ làm cho cuộc sống quanh mình tốt đẹp hơn, ấm áp hơn, sự sống ý nghĩa hơn,… 4. Phương pháp: Phân tích, lí giải. Trong xã hội hiện nay, để tấm lòng không thành ra sắt đá, mỗi người cần: - Biết yêu thương, quan tâm, nâng đỡ những cảnh đời bất hạnh, không vô cảm trước con người- Không làm ra những chuyện hung bạo, những hành xử thiếu văn hóa và tình người, nhữnghành động vô nhân tính,… II Câu 1 Phương pháp: Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Sự tử tế trong cuộc sống. Phântích, lí giải, tổng hợp. 1. Giải thích. - Tử tế: Tử là chuyện nhỏ bé, tế là chuyện bình thường. -> Tử tế là tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ bé, bình thường. - Người tử tế với việc làm tử tế là con người lương thiện, có việc làm đúng đắn, tốt đẹp ngaytừ việc nhỏ bé, đời thường. => Tử tế là giá trị đẹp đẽ, là chuẩn mực đạo đức quan trọng. 2. Bàn luận. - Ý nghĩa của sự tử tế: + Giúp ta sống hạnh phúc, ý nghĩa, trở thành người có giá trị, hoàn thiện nhân cách. + Quan hệ người với người tốt đẹp hơn, xã hội văn minh, lành mạnh hơn, giảm đi bạo lực,chiến tranh,… + Đời sống xã hội vốn phức tạp, ở đó, cái đẹp yà cái xấu, cái thiện và cái ác luôn đan xen, đấutranh với nhau. Những việc tử tế giúp con người nhận thức lại bản thân, biết xử thế đúng đắn. + Đối xử tử tế với mọi người, ta sẽ nhận được sự tử tế từ xã hội. - Biểu hiện của sự tử tế: + Biết yêu thương, giúp đỡ, cho đi mà không cần đền đáp. + Không gian dối, vụ lợi, sống đúng lương tâm. 3. Bàn luận mở rộng. - Tử tế phải xuất phát từ lòng tốt chân thành, không phải hình thức bề ngoài. - Tử tế phù hợp hoàn cảnh, không để kẻ xấu lợi dụng trục lợi. - Phê phán người sống thiếu tử tế, ích kỉ, giả dối. 4. Bài học nhận thức và hành động. - Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của sự tử tế. Việc tử tế bắt đầu từ sự giáo dục gia đình, nhàtrường, xã hội, từ ý thức cá nhân. - Sống tử tế mỗi ngày, trong mỗi lời nói, hành động, ứng xử.