CÂU 2 (5,0 ĐIỂM) YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG

2. Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ:

a. Giải thích khái niệm : Vẻ đẹp hào hoa

- Nghĩa gốc: Hào hoa chỉ vẻ lịch lãm, sang trọng, phóng khoáng trong cách sống,

cách cư xử…

- Trong bài thơ “Tây Tiến”, vẻ đẹp hào hoa là vẻ đẹp của tâm hồn nhạy cảm, tinh

tế, lãng mạn, mềm mại, bay bổng, mơ mộng; khẳng định cái tôi tràn đầy tình cảm,

cảm xúc. Vẻ đẹp hào hoa nâng đỡ tinh thần người lính vượt lên mọi thử thách

trong máu lửa của chiến tranh gian khổ để hướng đến ngày mai chiến thắng.

b. Phân tích:

* Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến được biểu hiện qua nỗi nhớ về tình

quân dân với cảnh đêm liên hoan văn nghệ mang màu sắc phương xa, xứ lạ.

- Với nét vẽ khoẻ khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn người đọc vào một đêm liên

hoan văn nghệ đầy hấp dẫn nơi xứ lạ.

+ Đêm liên hoan trở thành đêm hội tưng bừng với hình ảnh “đuốc hoa” rực rỡ, gợi

những liên tưởng thi vị, tình tứ, mang đến niềm vui rạo rực, náo nức lòng người.

+ Cụm từ “bừng lên” như nốt nhấn tươi sáng cho cả câu thơ, đó là ấn tượng về ánh

sáng chói lòa, đột ngột của lửa, của đuốc làm ấm nóng cả núi rừng.

- Hình ảnh trung tâm của đêm hội là “đuốc hoa”, là những thiếu nữ miền sơn cước:

Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

+ Sự kết hợp của từ Kìa và cụm từ nghi vấn tự bao giờ bộc lộ cảm giác vừa ngỡ

ngàng, thú vị vừa ngưỡng mộ, trìu mến của người lính Tây Tiến.

+ Người xem hội, người tham gia liên hoan ngất ngây trong tiếng khèn, trong man

điệu mang đậm chất núi rừng vừa bí ẩn, quyến rũ, vừa tình tứ, e thẹn nhưng cũng

mãnh liệt, tha thiết của những thiếu nữ miền Tây.

- Cảnh vật, con người như ngả nghiêng, ngây ngất trong những giây phút bình yên

hiếm hoi của thời chiến.

- Dư âm của chiến tranh tàn khốc bị đẩy lùi chỉ còn những tâm hồn lãng mạn trong

tiếng nhạc, hồn thơ. Đây là một kỉ niệm đẹp, khó phai mờ trong lòng những người

lính Tây Tiến nói chung và trong lòng Quang Dũng nói riêng.

* Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến được biểu hiện qua kí ức khó phai về

khung cảnh thiên nhiên và con người miền Tây trữ tình, thơ mộng.

- Người đi Châu Mộc chiều sương ấy là người lính Tây Tiến, họ như đang dẫn

người đọc đến với thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, lặng tờ mang một sắc màu huyền

thoại. Cảnh thơ mộng, trữ tình được nhà thơ diễn tả qua các chi tiết chiều sương

giăng mắc mênh mang mờ ảo, dòng sông trôi lặng tờ đậm sắc màu cổ tích, dáng

người mềm mại, uyển chuyển lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa

theo dòng thác lũ.

- Cảnh không vô tri vô giác, mà trong gió trong cây, như có linh hồn của vạn vật:

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ. Hồn lau trong thơ Quang Dũng cũng là hồn lau của li

biệt, phảng phất chút buồn nhưng không xao xác, lãng quên mà đầy nhớ nhung,

lưu luyến.

- Hình ảnh bóng dáng con người Tây Bắc hiện lên trong khung cảnh huyền ảo, mờ

xa. Dáng người mềm mại, bé nhỏ nhưng lại cứng cỏi kiên cường.

- Hoa trên dòng thác lũ đong đưa tình tứ như níu giữ cái nhìn say mê của những

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy”. Bóng người, bóng hoa như họa thêm vẻ đẹp

cho nhau tạo ấn tượng giàu cảm xúc về cảnh và người miền Tây.

- Chất nhạc trong đoạn thơ ngân nga như tiếng hát cất lên từ tâm hồn ngất ngây,

mê say, lãng mạn của cái tôi trữ tình giàu cảm xúc dẫn người đọc vào thế giới của

cái đẹp, của cõi mơ, cõi nhạc.