9.VÌ A CÓ 5 CHỮ SỐ KHÁC NHAU NÊN TA CHỌN A = 0 VÀ 9SỐ PHẢI TÌM LÀ 3...

6, 9.

Vì A có 5 chữ số khác nhau nên ta chọn a = 0 và 9

Số phải tìm là 30468, 39468

Kết luận: Các số cần tìm là32460, 35460, 38460, 30468, 39468.

Ví dụ 2 :

Cho số 47, hãy viết 1 chữ số bên phải và 1 chữ số bên trái để nhận được số lớn

nhất có 4 chữ số chia hết cho 2, 3 và 5.

Giải:

Gọi chữ viết thêm vào bên phải là a, số bên trái là b. Số phải tìm có dạng A=

a47b

-Vì A chia hết cho 2 nên b= 0, 2, 4, 6, 8.

-Vì A chia hết cho 5 nên b= 0, 5.

-Vì A chia hết cho 2 và 5 nên b= 0. Thay b= 0 vào A ta có :

Số phải tìm A là A=

a470

-Vì A chia hết cho 3 nên :

a+ 4 + 7 + 0 = a + 11 chia hết cho 3

Suy ra a = 1, 4, 7.

Để A là số lớn nhất có 4 chữ số, ta chọn a = 7.

Số phải tìm là : 7470.

Dạng 3: Các bài toán về phép chia có dư.

-Một số chia cho 2 dư 1 thì chữ số hàng đơn vị của nó bằng 1, 3, 5, 7, 9.

-Một số chia cho 5 dư 1 thì chữ số hàng đơn vị của nó bằng 1 hoặc 6; nếu dư 2 thì

hàng đơn vị bằng 2 hoặc 7; nếu dư 3 thì hàng đơn vị bằng 3 hoặc 8; nếu dư 4 thì hàng

đơn vị bằng 4 hoặc 9.

-Số tự nhiên A và tổng các chữ số của nó khi chia cho 9 có cùng số dư.

-Nếu A chia cho B dư 1 thì A – 1 sẽ chia hết cho B.

-Nếu A chia cho B dư B – 1 thì A + 1 sẽ chia hết cho B.

Ví dụ 1:

Thay a và b bởi các chữ số thích hợp để nhận được số tự nhiên n =

a75b

là số có 4

chữ số khác nhau khi chia cho 2, 5, 9 đều dư 1:

-Vì n chia cho 5 dư 1 nên b = 1, 6.

+Nếu b = 1, thay vào n ta có : n=

a751

-Vì n chia cho 9 dư 1 nên a + 7 + 5 + 1 = a + 13 chia cho 9 dư 1. Suy ra a = 6.

-Vì n chia cho 3 dư 1 nên a + 7 + 5 + 1 = a + 13 chia cho 3 dư 1. Suy ra a = 3 hoặc 6

hoặc 9.

-Vì n chia cho 3 hoặc 9 đều dư 1 nên ta chọn a = 6.

Thay a = 6 vào n, ta có n = 6751.

+Nếu b = 6 thay vào n ta có : n =

a756

-Vì n chia cho 9 dư 1 nên a + 5 + 7 + 6 = a + 18 chia cho 9 dư 1. Suy ra a = 1.

-Vì n chia cho 3 dư 1 nên a + 5 + 7 + 6 = a + 18 chia cho 3 dư 1. Suy ra a = 1 hoặc 4

hoặc 7.

-Vì n chia cho 3 hoặc 9 đều dư 1 nên ta chọn a = 1.

Thay a = 1 vào n, ta có n = 1756.

Kết quả:

a = 6 và b = 1 ta có n = 6751.

a = 1 và b = 6 ta có n = 1756.

Ví dụ 2 :

Viết thêm vào bên phải số 91 ba chữ số để nhận được một số có năm chữ số khác

nhau khi chia cho 2 dư 1 , chia cho 5 dư 3, chia cho 9 không dư.

Gọi số phải tìm là n =

91abc

ta có:

-Vì n chia cho 5 dư 3 nên c = 3 hoặc 8 (1)

-Vì n chia cho 2 dư 1 nên c = 1, 3, 5, 7, 9 (2).

(1) và (2) suy ra: c = 3.

Thay c = 3 vào n: n =

91ab3

-Vì n chia hết cho 9 nên 9 + 1 + a + b + 3 = a + b + 13 chia hết cho 9. Suy ra a + b =

5 hoặc 14.

+Nếu a + b = 5 thì:

a = 0 ; b = 5 hay a = 5 ; b = 0.

a = 1 ; b = 4 hay a = 4 ; b = 1.

a = 2 ; b = 3 hay a = 3 ; b = 2.

Do n là các chữ số khác nhau nên chọn a = 0, b = 5 hoặc a = 5 , b = 0.

-Nếu a = 0 thay vào n: n = 91053.

-Nếu a = 5 thay vào n: n = 91503.

+Nếu a + b = 14 thì:

a = 8 ; b = 6 hoặc a = 6, b = 8.

-Nếu a = 8 thay vào n: n = 91863.

-Nếu a = 6 thay vào n: n = 91683.

Ví dụ 3:

Cho số tự nhiên A. Viết các chữ số của A theo thứ tự ngược lại ta được số tự nhiên

B lớn gấp 3 lần A. Chứng tỏ rằng A chia hết cho 9.

Vì B = 3

×

A nên tổng các chữ số của B chia hết cho 3, tổng các chử số của A cũng

chia hết cho 3.

Vì B và A có các chữ số bằng nhau nên tổng các chữ số của A và B bằng nhau và

chia hết cho 3.

Vì A chia hết cho 3 nên A = 3

×

k (k là số tự nhiên).

Suy ra B = 3

×

A = 3

×

3

×

k = 9

×

k

Suy ra B chia hết cho 9.

Vì B chia hết cho 9 nên tổng các chữ số của B chia hết cho 9.

Suy ra tổng các chữ số của A cũng chia hết cho 9.

Suy ra A chia hết cho 9.

Ví dụ 4:

Không làm phép tính hãy cho biết kết quả sau đúng hay sai: 723 +

aaa

= 1235 ?

723 chia hết cho 3 vì 7 + 2 + 3 = 12 (chia hết cho 3).

aaa

= 3

×

a chia hết cho 3.

Vì 1235 có 1 + 2 + 3 + 5 = 11 không chia hết cho 3 nên bài tính sai.

Bài tập tham khảo: