ĐOẠN VĂN ĐƯỢC TRÍCH TỪ BÀI MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA, LÀ BÀI TỔNG L...

1. Đoạn văn được trích từ bài Một thời đại trong thi ca, là bài tổng luận cuốn

a

Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân, được viết năm 1942. 0,25

Đoạn văn đề cập đến cái tôi cá nhân — một nhân tố quan trọng trong tư

tưởng và nội dung của thơ mới (1932 — 1945), đồng thời, nêu ngắn gọn

những biểu hiện của cái tôi cá nhân ở một số nhà thơ tiêu biểu.

Tác giả đã có cách diễn đạt khá đặc sắc, thể hiện ở:

- Cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh (mất bề rộng, tìm bề sâu, càng đi sâu càng

lạnh, phiêu lưu trong trường tình, động tiên đã khép, ngơ ngẩn buồn trở về

hồn ta...).

b

0,5

- Câu văn ngắn dài linh hoạt, nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc của người viết.

Hình thức điệp cú pháp thể hiện ở một loạt vế câu (ta thoát lên tiên... ta phiêu

lưu trong trường tình... ta điên cuồng... ta đắm say...) tạo nên ấn tượng mạnh

ở người đọc.

- Nghệ thuật hô ứng: ta thoát lên tiên - động tiên đã khép; ta phiêu lưu trong

I

trường tình - tình yêu không bền; ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử - điên cuồng

rồi tỉnh; ta đắm say cùng Xuân Diệu - say đắm vẫn bơ vơ. Nghệ thuật hô ứng

làm cho các ý quấn bện vào nhau rất chặt chẽ.

- Bề rộng mà tác giả nói đến ở đây là cái ta. Nói đến cái ta là nói đến đoàn

thể, cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Thế giới của cái ta hết sức rộng lớn.

0,25

- Bề sâucái tôi cá nhân. Thế giới của cái tôi là thế giới riêng tư, nhỏ hẹp,

c

sâu kín. Thơ mới từ bỏ cái ta, đi vào cái tôi cá nhân bằng nhiều cách khác

nhau.

Trước hết, đoạn văn nhắc ta một điều quan trọng: Thơ mới là tiếng nói trữ

tình của cái tôi cá nhân. Không nắm vững điều này, khó mà hiểu sâu sắc một

bài thơ lãng mạn. Cũng qua đoạn văn trên, ta sẽ biết rõ hơn về nét nổi bật của

d

một số nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới như Thế Lữ, Lưu Trọng

Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, từ đó, có định hướng

đúng trong việc đọc hiểu một số bài thơ của các tác giả ấy có mặt trong

chương trình.

2 Đọc hiểu một đoạn thơ 1,5

a Phương thức biểu đạt mà văn bản sử dụng là phương thức biểu cảm. 0,25

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Nét đặc sắc ở

đây là tác giả đã đưa ra một loạt hình ảnh so sánh (nai về suối cũ, cỏ đón

giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng

gặp cánh tay đưa) để làm nổi bật một yếu tố được so sánh (con gặp lại nhân

dân). Đây là kiểu so sánh phức hợp, ít gặp trong thơ.