CON GẶP LẠI NHÂN DÂN NHƯ NAI VỀ SUỐI CŨCỎ ĐÓN GIÊNG HAI, CHIM ÉN GẶP MÙA,NHƯ ĐỨA TRẺ THƠ ĐÓI LÒNG GẶP SỮACHIẾC NÔI NGỪNG BỖNG GẶP CÁNH TAY ĐƯA(TIẾNG HÁT CON TÀU – CHẾ LAN VIÊN, NGỮ VĂN 12, TẬP MỘT, NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM, 2012,TRANG 144)TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

2) Đọc văn bản:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012,

trang 144)

Trả lời các câu hỏi:

a) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,25 điểm)

b) Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Cách sử dụng biện pháp tu từ ấy ở đây có gì đặc sắc?

(0,5 điểm)

c) Anh (chị) hiểu thế nào về cụm từ “con gặp lại nhân dân” ở văn bản? (0,25 điểm)

d) Hãy nói rõ niềm hạnh phúc của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu II (3 điểm)

Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống hôm

nay.

Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

Câu III (4 điểm)

Anh (chị) hãy phát biểu điều tâm đắc nhất của mình về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất

Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…

(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 119 — 120)