CẢM XÚC TRỮ TÌNH CHÍNH CỦA KHỔ THƠ LÀ NIỀM HẠNH PHÚC VÀ LÒNG BIẾT ƠN CHÂN THÀNH CỦA NHÀ THƠ ĐỐI VỚI NHÂN DÂN (CHỦ THỂ TRỮ TÌNH XƯNG “CON” VỚI NHÂN DÂN)

2. Bình giảng khổ thơ. a. Cảm xúc trữ tình chính của khổ thơ là niềm hạnh phúc và lòng biết ơn chân thành của nhà thơ đối với nhân dân (chủ thể trữ tình xưng “con” với nhân dân). b. Để làm nỗi bật tình cảm đó nhà thơ đã sử dụng liên tục năm hình ảnh so sánh: “nai về suối cũ”, “cỏ đón giêng hai”, “chim én gặp mùa”, “đứa trẻ gặp sữa”, “chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”. c. Những hình ảnh so sánh trên giàu chất liên tưởng và trí tụê d. Qua khổ thơ, nhà thơ muốn khẳng định một điều: trở về nhân dân chính là trở về với cội nguồn của sự sống, đó là một quy luật tất yếu.