(5,0 ĐIỂM) NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM A. ĐẢM BẢO CẤU TRÚC CỦA BÀI VĂ...

Câu 2 (5,0 điểm) Nội dung cần đạt Điểm a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: có mở bài, thân bài và kết bài 0,25 b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về 2 đoạn thơ cuối trong “Sóng” (Xuân Quỳnh) và “Vội vàng” (Xuân Diệu) 0,25 c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. c1.Giới thiệu khái quát về hai tác giả, tác phẩm 0,5 - Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. “Sóng” là bài thơ tình đặc sắc được Xuân Quỳnh sáng tác nhân chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng - Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới. “Vội vàng” là một trong những bài thơ xuất sắc nhất, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu. Thi phẩm thể hiện lòng ham sống, khát khao sống mãnh liệt của cái tôi trữ tình. c2. Cảm nhận về hai đoạn thơ 1,25 *Đoạn thơ trong bài “Sóng”: - Nội dung : + Đoạn thơ thể hiện khát vọng của tác giả muốn hòa cái tôi nhỏ bé vào cái chung rộng lớn (mơ ước được “tan ra” như trăm con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu, nghĩa là quên mình, hi sinh cho người mình yêu và tình yêu của mình) + Ước muốn bất tử hóa tình yêu, để tình yêu luôn còn mãi với thời gian (“để ngàn năm còn vỗ”) => Khát vọng tình yêu cao cả, mãnh liệt và đầy nữ tính của một trái tim tha thiết yêu thương. - Nghệ thuật: + Thể thơ 5 chữ với câu thơ ngắn gọn, sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ. + Xây dựng hình tượng nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi (hình tượng “sóng”)*Đoạn thơ trong bài thơ “Vội vàng” - Nội dung: + Đoạn thơ thể hiện ý thức, khát khao chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, đã đầy, no nê…) với những gì tươi đẹp nhất của trần gian (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi…) + Thể hiện một cái tôi ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời một cách mãnh liệt, trực tiếp (ôm, say, thâu, cắn…) => Quan niệm sống mới mẻ, sống vội vàng, cuống quýt như chạy đua với thời gian để tận hưởng mọi sắc màu, hương vị, vẻ đẹp của cõi trần gian. + Thể thơ tự do đầy biến hóa với ngôn từ nghệ thuật hết sức táo bạo và sáng tạo. + Sử dụng thành công biện pháp điệp từ, điệp ngữ, các động từ, tính từ mạnh cùng thủ pháp liệt kê -> tô đậm nhịp sống gấp gáp, sôi nổi, cuống quýt của tác giả. c3. Nhận xét, đánh giá điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ 1,0 -Điểm tương đồng: + Hai nhà thơ cùng chung một khát vọng được hòa nhập, mở rộng phạm vi giới hạn bản thân, hòa “cái tôi” của mình vào cuộc đời rộng lớn.+ Đều thể hiện quan niệm sống hết mình vì tình yêu, cuộc đời. - Sự khác biệt: + Xuân Quỳnh thiên về khát vọng được tận hiến trong tình yêu, còn Xuân Diệu chủ yếu thiên về khát khao được tận hưởng cuộc sống + Giọng điệu trong đoạn thơ của bài “Sóng” vừa da diết vừa mãnh liệt, như một lời tâm tình, bộc bạch chân thành của trái tim người phụ nữ khi yêu. Giọng điệu trong đoạn thơ của bài “Vội vàng” lại mạnh mẽ đến mức cuồng nhiệt, thể hiện cái tôi tràn đầy lòng yêu đời, ham sống của thi sĩ Xuân Diệu. =>Điểm khác biệt tạo nên cho mỗi nhà thơ có một dấu ấn nghệ thuật riêng để lại ấn tượng trong lòng độc giả. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo đúng chuẩn chính tả, dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp. 0,25 e.Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ, suy nghĩ sâu sắc. 0,25 Lưu ý: Thí sinh có thể triển khai theo những hướng khác nhau. Giám khảo cần linh hoạt khi cho điểm.