ĐIỂM NỔI BẬT ĐẠT ĐƯỢC CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONGC...

Câu 6: Điểm nổi bật đạt được của Chính phủ về đổi mới cơ chế tài chính trongcải cách tài chính công 10 năm qua đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp là gì? Thựchiện theo văn bản nào? (Chặng đường 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể CCHC)Thứ nhất, tài chính công ngày càng trở thành công cụ quan trọng của Nhà nướctrong việc thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế: - Công tác quản lý tài chính công góp phần làm cho tiềm lực tài chính quốc giaphát triển liên tục, đạt được sự ổn định tương đối vững chắc. Với chiến lược ưu tiên tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển, tốc độ tăng chithời gian qua đã đạt trung bình khoảng 19%/năm, cao gấp 2 lần tốc độ tăng chi thườngxuyên so với năm trước. Trong đó, tập trung đầu tư phát triển các hệ thống giao thông,thủy lợi quan trọng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như: công trình thể dục thểthao, trường học, bệnh viện. . . Tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo đã liên tụctăng từ 12,8% (1997) lên 15,2% (2001) và đạt xấp xỉ 16,1% (2003). - Tài chính công góp phần cho Nhà nước thực hiện cải thiện đời sống cán bộ,công chức và thực hiện các chính sách xã hội. Mức tiền lương cơ bản của các công chứcđược điều chỉnh từ 210.000đ/tháng năm 1997 lên 290.000đ/tháng năm 2003. Trong 4 năm 1999-2002, ngân sách nhà nước đã đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồngthực hiện Chương trình 135, trong đó nguồn vốn của ngân sách Trung ương là 3.200 tỷđồng. Sự đầu tư này đã góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ đói, hộ nghèo, góp phần tích cực trong giữ vữngan ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. - Việc thực hiện hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để mở rộng hợp lý tín dụng ưu đãivà hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, thực hiện các ưu đãi nhằm khuyến khích hoạt động xuất,nhập khẩu đã giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực và toàn cầu, tạođiều kiện thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thứ hai kiểm soát tốt mức bội chi ngân sách, mức dư nợ vốn vay và thực hiệnnghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Mức bội chi ngân sách nhà nước đã được kiểm soát tốt. Liên tục từ năm ngân sách1997 tới nay, bội chi ngân sách nhà nước luôn được giữ ở mức dưới 5% GDP, nhỏ hơnchi đầu tư phát triển, nên đã góp phần tạo thế ổn định kinh tế vĩ mô một cách chắc chắn. Công tác quản lý nợ đảm bảo chi trả các khoản vay theo đúng cam kết, đồng thờichủ động đàm phán để giảm, giãn hoặc hoãn nợ, khai thông quan hệ với các tổ chức tiềntệ thế giới và các nước, nhờ đó đã giảm được trên 50% số nợ. Tổ chức thành công nhiềuhội nghị tài trợ nhằm thu hút vốn dài hạn, mức ưu đãi để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ cho cácdoanh nghiệp phát triển, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. Tổ chức có kết quả việc kiểm soátvay thương mại thông qua quản lý hạn mức vay hằng năm. Nhờ đó, tổng mức dư nợquốc gia và dư nợ chính phủ vẫn nằm trong giới hạn an toàn, không gây ảnh hưởng xấuđến các hoạt động kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước . Thứ ba, cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong quản lý tài chínhcông đã và đang từng bước được triển khai thực hiện. Từ khi quy chế dân chủ ở cơ sở được Chính phủ ban hành, ngân sách của các cấpchính quyền địa phương, ngân sách của các đơn vị dự toán các cấp đã được công bốcông khai. Một số lĩnh vực: chi đầu tư xây dựng cơ bản, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sựnghiệp y tế, sự nghiệp khoa học - công nghệ và môi trường, sự nghiệp kinh tế và các sựnghiệp khác, chi quản lý hành chính và chi chương trình mục tiêu... đã được công khaichi tiết.* Về đổi mới cơ chế tài chính trong cải cách tài chính công 10 năm qua đối vớiđơn vị hành chính, sự nghiệp thực hiện theo một số văn bản sau đây:Cải cách tài chính công ở Việt Nam thời gian qua thể hiện ở một số văn bản chủyếu sau đây. Ngày 20-3-1996, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa IX thông qua Luật Ngân sách nhànước, có hiệu lực thực thi từ năm 1997. Từ đây, quản lý và điều hành ngân sách nhànước đã tuân thủ theo Luật này. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách thể chế, xây dựng nhà nước pháp quyềnXHCN, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa X ngày 20-5-1998 đã thông qua Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật ngân sách nhà nước, có hiệu lực từ năm 1999. Luật này tậptrung vào các nội dung: - Phân định rõ nguồn thu và cơ cấu nguồn thu cho cả 4 cấp ngân sách nhằmkhuyến khích chính quyền các cấp tích cực trong quản lý, khai thác nguồn thu. - Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong quyết địnhvà phân bổ dự toán ngân sách nhà nước. - Quy định rõ cách thức xử lý để cân đối thu - chi ngân sách nhà nước trong quátrình chấp hành. Chính phủ đã ban hành 2 văn bản pháp quy quan trọng: - Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17-12-2001 của Thủ tướng Chính phủ vềmở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hànhchính nhà nước. - Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ về chế độ tàichính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Hai văn bản trên đây có tác dụng nâng cao tính tự chủ trong quản lý tài chính chocác cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp có thu. Tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý tài chính công, ngày 16-12-2002, kỳ họp thứnhất Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật ngân sách nhà nước (số 01/2002/QH 11).Những thay đổi quan trọng của quản lý tài chính công thể hiện trong Luật này là: - Nâng cao vai trò và thể chế hóa yêu cầu kiểm soát đầu ra đối với các cơ quandân cử (Quốc hội, HĐND các cấp) và Kiểm toán nhà nước. - Tăng cường phân cấp nhiều hơn cho chính quyền địa phương các cấp trong quảnlý ngân sách nhà nước. - Thể chế hóa yêu cầu lập ngân sách trung hạn và lập, phân bổ ngân sách theo kếtquả đầu ra. - Thể chế hóa quyền tự chủ của các đơn vị hành chính sự nghiệp trong quản lý vàsử dụng kinh phí. Cùng với sự phát triển của Luật ngân sách nhà nước, nhiều văn bản pháp luật liênquan đến quản lý tài chính công được ban hành làm cho môi trường pháp lý của tàichính công ngày càng được hoàn thiện. Đó là cơ sở cho việc hoàn thiện cơ chế quản lýtài chính công theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, ngăn chặn tham nhũng.Đồng thời, đây cũng là điều kiện để từng bước vững chắc tiến đến mô hình quản lý tàichính công hiện đại.