A. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG

Câu 3:

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học: Phân tích cảm nhận thơ.

Cho nên biết vận dụng nhiều thao tác trong khi làm bài như phân tích, đánh giá, nhận xét,

trích dẫn thơ hợp lí…

- Bố cục phải rõ ràng ,chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.

b. Yêu cầu về kiến thức:

- Mở bài:

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

+ Nêu khái quát được tâm trạng buồn đau, lo sợ, hãi hùng của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh

ngụ tình.

- Thân bài: Phân tích 8 câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn đau, lo sợ, hãi hùng của Kiều.

Đoạn thơ gồm 4 cặp câu lục bát. Mỗi cặp câu làm hiện lên một bức tranh cảnh vật. Mỗi bức

tranh cảnh vật đồng thời là một ẩn dụ về cảnh ngộ và tâm trạng nàng Kiều.

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”

+ Trước mắt người đọc là bức tranh cửa bể rộng lớn lúc hoàng hôn.

+ Hình ảnh “thuyền ai” đơn độc gợi ra thân phận nàng Kiều khi xa nhà, xa quê, bơ vơ, trơ

trọi, lênh đênh chẳng cặp được bến bờ nào.

+ Cảnh vật trong câu thơ vì thế góp phần thể hiện tâm tư nàng Kiều. Đó là tâm tư buồn - nỗi

buồn da diết vì quê nhà xa cách, vì đơn chiếc, lẻ loi.

eLib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 14

“Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu”

+ Cảnh trong hai câu thơ này là hoa trôi mặt nước. Thấy “ hoa” mà không thấy đẹp.Từ “trôi”

chỉ sự vận động, rời chuyển nhưng là vận động chuyển trong thế thụ động.

+ Những cánh hoa rơi trôi nổi, phiêu dạt gợi ra số kiếp mỏng manh của Kiều giữa bể trời dài

rộng.

+ Trước dòng đời chảy trôi, mênh mông, vô định, Kiều nhìn hoa như cũng thấy hoa buồn!

Từ “man mác” hoa nhưng lại gợi nỗi chán chường, thất vọng của nhân vật trữ tình – Thuý

Kiều.

“Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

+ Cảnh trong hai câu thơ là “nội cỏ rầu rầu”. “Rầu rầu” vốn là từ láy tả tâm trạng được Nguyễn

Du để tả màu sắc. Trải dài trong một không gian như vô tận, nối liền từ “ mặt đất” tới “ chân

mây” là màu xanh nhợt nhạt và héo hắt. Bức tranh mội cỏ vì thế cảm thật u ám!

+ Kiều thất vọng và mất phương hướng, không biết thoát ra bằng cách nào- đấy vừa là tâm

trạng vừa là cảnh ngộ của nàng khi đó.

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

+ Cảnh trong hai câu thơ là cảnh giông bão, sóng gió. Âm thanh bây giờ mới xuất hiện nhưng

không phải âm thanh sự sống mà là tiếng thét gào của “sóng kêu”, “gió cuốn”, “ầm ầm”, dữ

dội. Chới với giữa cái bất tận, sôi sục cả ở quanh Kiều, cả trong lòng Kiều.

+ Nàng Kiều như đang đứng trước tai ương dữ dội. Hiểm nguy như đang dồn đuổi, vây bủa

quanh nàng chờ thời cơ là nhấn xuống.

+ Còn lòng Kiều thì như lớp lớp sóng dồn - lớp sóng của buồn đau, hãi hùng, lo sợ. Tiếng

“sóng kêu” còn là tiếng kêu thương đơn độc của một kiếp hoa bị vùi dập!

- Kết bài: Khái quát lại nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.

6. Đề thi HK1 Môn Ngữ Văn 9 số 6

TRƯỜNG THCS PHẠM VIẾT CHÁNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I: (6.5 điểm)

Tình bà cháu là tình cảm vô cùng gần gũi và thiêng liêng. Trong bài thơ “Bếp lửa” nhà thơ

Bằng Việt đã viết:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

eLib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 15

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005)

1. Đoạn thơ trên có hai hình ảnh đã xuất hiện ở khổ đầu tiên. Đó là những hình ảnh nào?

Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì? (1.0 điểm)

2. Xét về cấu tạo, từ “lận đận” trong câu thơ trên thuộc từ loại nào? Giải thích nghĩa của từ

đó. (1.0 điểm)

3. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một văn bản sử dụng cụm từ “mấy nắng mưa”. Hãy

chép lại một câu thơ có chứa cụm từ này và ghi rõ tên văn bản đó. (1.0 điểm)

4. Viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu phân tích đoạn

thơ trên để làm rõ những suy ngẫm của người cháu về bà và về bếp lửa. Trong đoạn văn có

sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích). (3.5 điểm)

Phần II: (3.5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“... Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu

cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy

nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc

của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ

thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất....”

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? (0.5 điểm)

2. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Qua tâm sự “công việc

của cháu khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”, em cảm nhận được vẻ đẹp

gì của nhân vật “cháu”? (1.0 điểm)

3. Từ vẻ đẹp của nhân vật “cháu” trong văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết

một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về sự cống hiến của thế hệ trẻ

hiện nay. (2.0 điểm)

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI HK1 SỐ 6

MÔN: NGỮ VĂN 9

Phần I