2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

5.2. Nội dung sáng kiến: - Ngày 27/3/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập Thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng có cần sức khỏe mới thành công. Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khỏe tức là làm cho cả nước khỏe mạnh”. Và vì thế luyện tập thể dục bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của người dân yêu nước. - Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng là giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện. Giáo dục thể chất rất cần thiết ở mọi lứa tuổi và ở tuổi học sinh tiểu học cũng không ngoại lệ. - Chương trình thể dục lớp 5 được thực hiện theo phân phối chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng cụ thể là: + Mỗi tuần học 2 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, cả năm học gồm 70 tiết, trong đó học kỳ I là 18 tuần dạy 36 tiết, học kỳ II là 17 tuần, dạy 34 tiết. Bài thể dục phát triển chung của lớp 5 bao gồm 8 động tác kéo dài chương trình trong 16 tiết liên tục dễ gây nhàm chán cho học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 2 và qua trao đổi cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy thực tế việc giảng dạy môn Thể dục trong nhà trường hiện nay: + Về giáo viên: - Được tham gia học các lớp bồi dưỡng về chuyên môn do phòng, trường tổ chức và tham gia nhiều chuyên đề do cụm, trường và của tổ khối… Một số giáo viên tiếp thu phương pháp mới tốt nhưng khi vận dụng chưa hiệu quả và phù hợp. - Các hoạt động và hình thức dạy chưa linh động, chưa tạo được sự hứng thú trong học tập, chưa phát huy hết khả năng học tập của học sinh dẫn đến việc học tập của học sinh còn thụ động, nhàm chán. - GV còn chủ quan chưa dự kiến tình huống có thể xảy ra khi gặp sự cố, ứng xử chưa khéo léo, sử dụng phương pháp cứng nhắc còn phụ thuộc sách giáo khoa, chưa mạnh dạn điều chỉnh nội dung hệ thống bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, chưa có biện pháp sửa sai cho học sinh một cách chính xác. + Về phụ huynh: - Phụ huynh thiếu sự quan tâm đến con em mình , nhiều phụ huynh đi làm xa nhà để con ở nhà với ông bà nội, ngoại, …. Một số phụ huynh giao khoán việc học của con em mình cho giáo viên và nhà trường. + Về học sinh: - Không tập trung chú ý khi giáo viên giảng giải động tác. - Không tích cực tập luyện hoặc tập luyện theo kiểu miễn cưỡng, không hứng thú. - Học sinh tập không đúng các biên độ động tác thậm chí còn nhiều học sinh không thuộc hết thứ tự các động tác. - Các em thường kêu mệt và tập luyện rất uể oải. * Các giải pháp chủ yếu như sau: