THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

4. Thao tác lập luận so sánh:

-Khái niệm : là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối

tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác

nhau,.( Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối

tượng khác.)

-Nhận diện :

+ Xác định hai đối tượng : đối tượng được so sánh và đối tượng so

sánh.

+ Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau .

VD:1 So sánh nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về hiện tượng đời

sống

Nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về hiện tượng đời sống là hai

dạng đề cụ thể của nghị luận xã hội. Nghĩa là, bàn bạc để hiểu một cách thấu

đáo cũng như vận dụng vấn đề nghị luận vào đời sống và bản thân.Vấn đề đạo lí

có tính chất truyền thống nhằm rèn luyện đạo đức nhân cách. Vấn đề hiện tượng

đời sống mang tính thời sự nóng hổi nhằm mục đich rèn luyện ý thức công dân.

Đối tượng nghị luận có khác nhau nhưng cách làm bài giống nhau

VD:2

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”… Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng

đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền (suối ngọc).

Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho

tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu

thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ

cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ,

đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Mađơlen Rípphô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn

của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời.

(Lê Trí Viễn)

Vd :3

“Các cụ ưa màu đỏ choét, ta lại ưa màu xanh Các cụ ưa màu đỏ choét, ta lại

ưa màu xanh nhạt.Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì

tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn các cô gái xinh xắn ngây thơ các cụ coi như là làm

một việc tội lỗi, ta thì xem như đang đứng trước một cách đồng xanh. Cái tình

đang đứng trước một cách đồng xanh. Cái tình của các cụ chỉ là hôn nhân, còn

cái tình của chúng ta thì muôn hình vạn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng

qua, cái tình gần gụi, cái đắm, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình

ngàn thu…”