BIỂN VIỆT NAM ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ BỊ Ô NHIỄM NHƯ THẾ NÀO

Câu 7: Biển Việt Nam đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm như thế nào?

Biển Việt Nam nhận các chất gây ô nhiễm từ hai nguồn chính là lục địa và từ

biển. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu là dầu, hoá chất bảo vệ thực vật, chất thải sinh

hoạt, chất thải công nghiệp.

Việt Nam có khoảng 13 hệ sinh thái chính ở biển và đới bờ. Các hệ sinh thái này

rất dễ bị tổn thương bởi tác động ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm dầu. Theo thống kê của

Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), kể từ năm 1989 đến nay

có gần 20 vụ tràn dầu lớn nhỏ được ghi nhận. Điển hình là:

Sự cố Quy Nhơn ngày 10/8/1989, hơn 200 tấn dầu FO đã tràn ra Vịnh Quy

Nhơn.

Sự cố Bạch Hổ ngày 26/11/1992, khoảng 300- 700 tấn dầu thô đã tràn ra biển

do đứt đường ống mềm.

Sự cố ngoài khơi Vũng Tàu ngày 20/9/1993, 2000 tấn bột mì và 200 tấn dầu

FO và DO đã loang ra một vùng rộng lớn khoảng 640km

2

.

Thiệt hại kinh tế ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hơn nữa, hàng năm khoảng

200 triệu tấn dầu thô của các nước vận chuyển thông qua vùng đặc quyền kinh tế của

Việt Nam đến Nhật Bản và Hàn Quốc, đang tạo nguy cơ không nhỏ về sự cố tràn dầu.