416M. VÙNG CÓ ĐỘ SÂU TRÊN 2.000M CHIẾM 1/4 DIỆN TÍCH THUỘC PHẦN PHÍA...

5.416m. Vùng có độ sâu trên 2.000m chiếm 1/4 diện tích thuộc phần phía Ðông của biển. Thềmlục địa có độ sâu < 200m chiếm trên 50% diện tích. Tài nguyên của Biển Ðông rất đa dạng, gồmdầu khí, tài nguyên sinh vật (thuỷ sản, rong biển). Riêng trữ lượng hải sản ở phần Biển Ðôngthuộc Việt Nam cho phép khai thác với mức độ trên 1 triệu tấn/năm. Sản lượng dầu khí khai thácở vùng biển Việt Nam đạt 10 triệu tấn hiện nay và 20 triệu tấn vào năm 2.000.Biển ô nhiễm như thế nào?Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông suối, các chất thảitừ các hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển.Trong nhiều năm, biển sâu còn là nơi đổ các chất thải độc hại như chất thải phóng xạ của nhiềuquốc gia trên thế giới. Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một sốdạng như sau:

Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoáchất độc hại.

Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ.

Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏbiển v.v...

Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển.

Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩmlấy từ biển. Công ước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển: Các hoạt động trên đất liền,thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương, thải các chất độc hại ra biển,vận chuyển hàng hoá trên biển và ô nhiễm không khí.

Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu,nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạvà nhiều chất ô nhiễm khác. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loạinày sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toànkhối nước biển.

Trong tương lai, do khan hiếm nguồn trên lục địa, sản lượng khai thác khoáng sản đáybiển sẽ gia tăng đáng kể. Trong số đó, việc khai thác dầu khí trên biển có tác động mạnhmẽ nhất đến môi trường biển. Hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các phương tiện vậnchuyển và sự cố tràn dầu có xu hướng gia tăng cùng với sản lượng khai thác dầu khí trênbiển. Vết dầu loang trên nước ngăn cản quá trình hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắngxuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển. Nồng độ dầu cao trong nước có tác động xấutới hoạt động của các loài sinh vật biển.

Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và khôngcó ý thức. Loại hoá chất bền vững như DDT có mặt ở khắp các đại dương. Theo tính toán,