BIỂN ĐEM LẠI CHO TA NHỮNG GÌ

Câu 6: Biển đem lại cho ta những gì?

Biển và đại dương chiếm 71% diện tích hành tinh với độ sâu trung bình 3.710m

và tổng khối nước 1,37 tỷ km

3

.

Tài nguyên biển và đại dương rất đa dạng được chia ra thành các loại: Nguồn

lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển; nguồn lợi nhiên liệu

hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên, nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ gió,

nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều. Mặt biển và vùng thềm lục địa là

đường giao thông thuỷ, biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham

quan, nghỉ ngơi, giải trí, nguồn lợi sinh vật biển.

Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người, gồm hàng loạt nhóm

động vật, thực vật và vi sinh vật. Hai nhóm đầu có tới 200.000 loài. Sản lượng sinh

học của biển và đại dương như sau: Thực vật nổi 550 tỷ tấn, thực vật đáy 0,2 tỷ tấn,

các loài động vật tự bơi (mực, cá, thú...) 0,2 tỷ tấn. Năng suất sơ cấp của biển khoảng

50 - 250g/m

2

/năm. Sản lượng khai thác thuỷ sản từ biển và đại dương toàn thế giới

gia tăng, ví dụ năm 1960: 22 triệu tấn; 1970: 40 triệu tấn; 1980: 65 triệu tấn; 1990: 80

triệu tấn. Theo đánh giá của FAO, lượng thuỷ sản đánh bắt tối đa từ biển là 100 triệu

tấn.

Biển và đại dương là kho chứa hoá chất vô tận. Tổng lượng muối tan chứa

trong nước biển là 48 triệu km

3

, trong đó có muối ăn, iốt và 60 nguyên tố hoá học

khác. Các loại khoáng sản khai thác chủ yếu từ biển như dầu khí, quặng Fe, Mn,

quặng sa khoáng và các loại muối. Năng lượng sạch từ biển và đại dương hiện đang

được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con

người.

Biển Đông của Việt nam có diện tích 3.447.000 km

2

, với độ sâu trung bình

1.140m, nơi sâu nhất 5.416m. Vùng có độ sâu trên 2.000m chiếm 1/4 diện tích thuộc

phần phía Đông của biển. Thềm lục địa có độ sâu < 200m chiếm trên 50% diện tích.

Tài nguyên của Biển Đông rất đa dạng, gồm dầu khí, tài nguyên sinh vật (thuỷ sản,

rong biển). Riêng trữ lượng hải sản ở phần Biển Đông thuộc Việt Nam cho phép khai

thác với mức độ trên 1 triệu tấn/năm. Sản lượng dầu khí khai thác ở vùng biển Việt

Nam đạt 10 triệu tấn hiện nay và 20 triệu tấn vào năm 2.000.

Nội dung giáo dục: Biển là tài nguyên vô giá, chúng ta cần giữ cho biển sạch,

làm đẹp cảnh quan biển để thu được những nguồn lợi từ biển.

Hình ảnh suy ngẫm:

Hàng năm loài người thải ra biển hơn 10 triệu tấn dầu bẩn, trong đó có khoảng

5 triệu tấn được thải ra qua các dòng sông và các khu công nghiệp ven biển, khoảng 1

triệu tấn do rửa khoang chứa của các tàu chở dầu và dầu bẩn của các tàu thuyền khác

thải ra. Hàng ngày, con người còn không ngừng đổ ra biển một khối lượng lớn các

chất thải công nghiệp như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp và sinh

hoạt, chất thải thể rắn và các chất thải phóng xạ, v.v... Biển trở thành một thùng rác

khổng lồ không đáy. Biển rộng mênh mông và sâu thẳm, có thể làm trong sạch rất

nhiều chất ô nhiễm do con người đổ vào. Nhưng nếu con người không ngừng đổ vào

biển các loại chất thải với khối lượng rất lớn và liên tục như vậy thì biển dù rộng lớn

đến mấy cũng không thể chịu nổi.

Trong thập kỷ 70, ở vùng biển Đại Tây Dương và biển Bắc đã có hàng chục

vạn chim biển và vô số cá biển chết vì ô nhiễm dầu. Con rùa biển lớn nhất thế giới

nặng hơn 900 kg tìm thấy ở bờ biển xứ Gan bị tắc ruột chết vì một chiếc túi nilon khổ

15x22cm. Các kim loại nặng đổ ra biển sẽ tích tụ trong cơ thể sinh vật biển. Khi con

người ăn những con cá có kim loại nặng sẽ bị nhiễm độc. Chất thải phóng xạ đổ ra

biển còn đáng lo ngại hơn. Các chất phóng xạ này trực tiếp tham gia vào quá trình

hoạt động thay đổi sự sống của sinh vật hải dương, qua đó xâm nhập vào cơ thể con

người, làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư.

Tóm lại, nếu loài người coi biển cả là thùng rác thì rốt cuộc những rác rưởi đó

sẽ quay lại gây tai hoạ cho con người. Chúng ta cần biết rằng, khả năng tự làm sạch

các chất ô nhiễm của biển là có hạn, bởi vậy con người cần phải xử lý trước khi đổ ra

biển các chất nước thải, khí thải, rác rưởi... Không nên vì tiết kiệm công của mà đổ

bừa ra biển, hậu quả sẽ còn lớn hơn nhiều.