QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bình đẳng giữa các dân tộc: a. Khái niệm: Là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da,... được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. b. Nội dung quyền bình đẳng: - Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị: Thông qua quyền của công dân tham gia quản l nhà nƣớc và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nƣớc… thực hiện theo 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp. - Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế: Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc, không có sự phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số. Các vùng: sâu, xa, đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đặc biệt. - Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục: + Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp đƣợc giữ gìn, khôi phục và phát huy… + Các dân tộc đều bình đẳng trong hƣởng thụ nền giáo dục nƣớc nhà, Nhà nƣớc tạo mọi điều kiện để các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập. c. Ý nghĩa: - Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết các dân tộc. - Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển là sức mạnh toàn diện góp phần xây dựng đất nước. d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc: (đọc thêm)