TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN VÀ CƠ QUAN CÔNG TÁC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY BÌNH...

Câu 5: Trách nhiệm của bản thân và cơ quan công tác trong việc thúc đẩy bình đẳnggiớiỞ Việt Nam vấn đề bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trongnhững mục tiêu to lớn của Đảng và nhà nước ta đã được khẳng định trong cácVăn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, trong Hiến pháp qua các thời kỳ và đãđược thể chế hóa trong hầu hết các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, tạo điềukiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội. Ngày 29/11/2006 Luật Bình đẳng giới đãđược Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Thủ tướngChính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg ngày 3/5/2007 về việc triểnkhai thi hành Luật Bình đẳng giới; Nghị định số: 70/2008/NĐ-CP ngày 4/6/2008quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Nghị định số:48/NĐ-CP ngày 19/5/2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới.Trong đó quy định cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới là Bộ Lao độngthương binh xã hội. Quốc hội đã phân công Ủy ban các vấn đề xã hội của quốchội là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định về lồng ghép giới trong các văn bảnquy phạm pháp luật. Công tác bình đẳng giới ở nước ta đã đạt được những thànhtựu đáng kể, ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội đãcó sự tham gia của cả nam và nữ vào cơ quan quản lý, lãnh đạo các cấp trongbộ máy nhà nước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ trong độ tuổi lao động ởkhu vực thành thị giảm xuống còn 5,29%. Tỷ lệ nhập học và tốt nghiệp của họcsinh nam và nữ trong tất cả các cấp, bậc học gần như tương đương, tỷ lệ mù chữở nam và nữ đã giảm đáng kể. Tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều chính sáchkhám chữa bệnh cho người nghèo, huy động mạnh mẽ các nguồn lực khác trongxã hội đã góp phần đưa tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận với các dịch vụ y tế lên hơn90%. Trên 50% số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ chươngtrình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, 45% phụ nữ được vay vốn từ ngân hàngchính sách xã hội đã góp phần mạnh mẽ trong thành quả giảm nghèo ở Việtnam. Theo đánh giá của ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong những nướcdẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là quốc gia đạtđược sự thay đổi đổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20năm qua ở khu vực Đông Á (mục tiêu thứ 3 trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ). Tuy nhiên với nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác bình đẳng giới vẫncòn những hạn chế bất cập; nguyên tắc bình đẳng giới chưa được cụ thể hóatoàn diện và triệt để trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, một sốquy định được ban hành nhưng thiếu chế tài, biện pháp, nguồn lực và cơ chế đủmạnh để bảo đảm thực hiện. Chênh lệch về tỷ lệ nam nữ tham gia quản lý, lãnhđạo ở các cấp, các ngành khá cao (phụ nữ chưa bằng 1/3 nam giới). Tỷ lệ nữ làlao động phổ thông và công nhân chưa qua đào tạo cao hơn nam giới 1,5 lần.Lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ bằng 42% so với lao độngnam. Thu nhập bình quân của lao động nữ bằng khoảng 79% lao động nam.Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản chưa được quan tâm đầy đủ, công việc giađình vẫn được coi là công việc không được trả công và phần lớn đều do phụ nữđảm nhận, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nề, tình trạng ngược đãi,bạo lực, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái vẫn tồn tại. Vì sự tiến bộ của phụ nữ, để Pháp luật nói chung, Luật bình đẳng giới nóiriêng đi vào cuộc sống, trách nhiệm của cá nhân tôi và của Trường PTDTNTThái Nguyên nơi tôi đang công tác trong việc thúc đẩy bình đẳng giới như sau:Một là: Mỗi người, không phân biệt nam hay nữ cần tích cực tìm hiểu,nghiên cứu Luật bình đẳng giới; nghiên cứu, quán triệt các văn bản pháp quy vềviệc thúc đẩy bình đẳng giới.Hai là: Nắm vững mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử vềgiới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và pháttriển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập,củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xãhội và gia đình. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và giađình. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là nam, nữ không bị phân biệt đốixử về giới; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xửvề giới; chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xửvề giới; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thipháp luật. Ba là: Nắm được bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xã hội nóichung và trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng. Trong lĩnh vực giáo dụcvà đào tạo: nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; nam, nữbình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; nam, nữ bình đẳngtrong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ; nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo,bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quyđịnh của Chính phủ; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dụcvà đào tạo bao gồm: Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo và laođộng nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.Bốn là: Nắm được các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; nắm được tráchnhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảođảm bình đẳng giới. Năm là: Tích cực tuyên truyền và tham gia các hoạt động về Bình đẳnggiới. Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng caonhận thức về giới, bình đẳng giới. Mở rộng đối tượng tuyên truyền, từ nam giới,đến nữ giới, đến cán bộ công đoàn, cán bộ công chức, nhân dân, học sinh…Tăng cường mở các lớp tập huấn về kỹ năng lồng ghép giới cho cán bộ côngđoàn, cán bộ lãnh đạo, quản lý để đưa được vấn đề giới vào trong kế hoạch giáodục, bồi dưỡng, trong quy hoạch cán bộ, trong các văn bản báo cáo đánh giá,trong xây dựng, giám sát kiểm tra chính sách pháp luật, trong các cuộc họp …nâng tỷ lệ nữ trong các hoạt động, trong các cuộc họp, trong các tổ chức đoànthể, bộ máy của Nhà trường, nâng tỷ lệ nam trong các hoạt động về giới nóiriêng…Phối hợp với các ban, ngành đoàn thể liên quan đẩy mạnh công tác thanhtra, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và các chínhsách liên quan đến lao động nữ. Tranh thủ sự ủng hộ của các nguồn lực về côngtác tổ chức các hoạt động về giới, bình đẳng giới. Nâng cao trách nhiệm cánhân, đơn vị trong việc nghiên cứu các kỹ năng lồng ghép vấn đề giới vào trongcác chương trình, kế hoạch và hoạt động của đơn vị