BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI LÀ GÌ

Câu 2 : Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy bình

đẳng giới trên từng lĩnh vực ?

- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất,

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa

nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và hưởng thụ thành quả của

sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm sự

chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất

định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

-

Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho

nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình

đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam,

nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

+ Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:

- Bảo đảm tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp

với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

- Bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước

phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

+ Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế:

- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy

định của pháp luật.

- Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng khuyến nông, khuyến lâm,

khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

+ Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động:

- Quy định tỉ lệ nam nữ được tuyển dụng lao động

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ.

- Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm

việc trong một số ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm, hoặc tiếp xúc chất độc hại.

+ Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo :

- Quy định tỉ lệ nam nữ tham gia học tập, đào tạo.

- Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

+ Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

+ Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao

+ Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế

+ Bình đẳng giới trong gia đình