, KHÓA IX CỦA ĐẢNG ĐÃ CÓ NHỮNG NHẬN ĐỊNH, CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP Đ...

2005), khóa IX của Đảng đã có những nhận định, chủ trương, giải pháp đúng đắn về thực hiệnnhiệm vụ then chốt chỉnh đốn, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, với yêu cầu vànhiệm vụ của tình hình mới. HNTW 12 đã đề ra các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằmtiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng trên tất cả mọi mặt; quyết định lấy chủ đề của Đại hội X sắptới là "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc,đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển"(1);đồng thời xác định phải "xây dựng Ban chấp hành Trung ương khóa X của Đảng đủ phẩm chất,năng lực để hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới"(2). Những chủ trương, quyết địnhđó của Trung ương Đảng là bước tiến mới quan trọng trong quá trình chuẩn bị Đại hội X củaĐảng; đồng thời rất có ý nghĩa đối với việc phát huy truyền thống của Đảng và là thể hiện tráchnhiệm to lớn, cao cả của Đảng đối với dân tộc, đất nước, nhân dân và nhiệm vụ cách mạng hiệnnay.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Phải tu

dưỡng đạo đức hàng ngày và suốt đời

Ðọc những bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, ta càng thấmthía những lời dạy của Người về ý nghĩa của việc tu dưỡng đạo đức."Gạo đem vào giã bao đau đớn;Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;Sống ở trên đời người cũng vậy,Gian nan rèn luyện mới thành công". Hàng ngày đọc báo, cùng với việc ghi nhận những nhân tố tích cực, chúng ta không khỏi băn khoăn trước những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Những vụ việc tham nhũng, lãng phí liên quan tới nhiều người và có nhiều nguyên nhân, mà mộttrong những nguyên nhân chính là thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện. Trong những kẻ tham nhũng, có người từng một thời vào sinh ra tử, hoặc từng là cán bộ, đảng viên tốt. Nhưng vì cá nhân chủ nghĩa, không tu dưỡng đạo đức, đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích chung, rồi sinh ra vô kỷ luật, vô tổ chức, tham địa vị, tham danh vọng, bè phái, tham ô, lãng phí, quan liêu.Ðọc những bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, ta càng thấm thía những lời dạy của Người về ý nghĩa của việc tu dưỡng đạo đức. Hồ Chí Minh chỉ rõ, "Có những người trong lúc tranh đấu thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không sợ cực khổ, không sợ quân địch, nghĩa là có công với cách mạng. Song đến khi có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác, mà biến thành người có tội với cách mạng". (1)Tu dưỡng đạo đức là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Không phải ngẫu nhiên mà trong tác phẩm "Ðường Kách mệnh", Hồ Chí Minh đưa phần giáo dục đạo đức lên hàng đầu, trong đó trước hết phải xử lý mối quan hệ với chính mình, phải tu dưỡng cá nhân. Bởi vì, chỉ có ra sức học tập và rèn luyện thì mới trở thành người tốt hơn, đạo đức hơn, mới răn dạy được người khác. Muốn người ta chính thì trước hết mình phải chính, tự mình phải trong sáng. Ðã là con người thì đều có thiện, ác ở trong lòng. Người thường xuyên tự tu dưỡng khác với người không tu dưỡng tương tự như sự khác biệt giữa người sống và người chết. Trong xu thế hội nhập, cùng với khẳng định sức mạnh tập thể, thì vai trò cá nhân là cực kỳ quan trọng. Muốn vậy, mỗi người phải thường xuyên tự tu dưỡng đạo đức, như Bác từng căn dặn: Ðạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi. Quyền lực một khi được trao vào tay những cán bộ công chức không có đạo đức, thì quyền lực đó sẽ làm tha hóa con người, biến con người trở thành nô lệ của quyền lực. Tư tưởng và tấm gương tu dưỡng, rèn luyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học mẫu mực, sáng ngời trong việc nâng cao đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, ý thức tổchức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, phục vụ nhân dân, đấu tranh, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, lãng phí. Là người đứng đầu Ðảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi quyền lực thuộc về dân và do dân ủy thác. Còn mình thì như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận, "bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui". Mong muốn của lãnh tụ thật giản dị: làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câucá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi. Mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức được điều đó ở Bác Hồ là việc quan trọng hàng đầu; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức rèn luyện và thật sự làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khó khăn hơn nhiều, nhưng lại là điều có ý nghĩa quyết định nhất. Tu dưỡng đạo đức cách mạng như chuyện rửa mặt hằng ngày, trên tinh thần tự giác, tự nguyện,dựa vào lương tâm và ý thức trách nhiệm của mỗi người. Bởi vì đạo đức cách mạng là nhằm giảiphóng con người và là đạo đức của những con người được giải phóng. Theo Hồ Chí Minh, người đời ai cũng có khuyết điểm. Có làm việc thì có sai lầm. Chúng ta khôngsợ có sai lầm và khuyết điểm. Ðiều quan trọng là biết nhận ra sai lầm, khuyết điểm, vạch rõ nguyên nhân vì đâu sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách khắc phục khuyết điểm đó. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ. Hồ Chí Minh là tấm gương của "Kiên trì và nhẫn nại. Không chịu lùi một phân. Vật chất tuy đau khổ. Không nao núng tinh thần" để mọi người chúng ta học tập và noi theo.