3. Vai trò của Đảng trong điều kiện lãnh đạo chính quyền, tiến hành cách mạng xã
hội chủ nghĩa
Tiếp tục sự nghiệp và truyền thống của Đảng đã giữ vai trò lãnh đạo cách mạng ngay khi
ra đời, sau khi giành được chính quyền, từng bước thực hiện chuyển biến giai đoạn cách
mạng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta vẫn là lực lượng duy nhất lãnh đạo tiến
trình cách mạng của dân tộc. Đây là thực tế lịch sử đã diễn ra ở miền Bắc từ tháng 7 nǎm
1954 và trên cả nước từ sau thắng lợi mùa Xuân nǎm 1975- giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng đã và sẽ tiếp tục là nhân tố chủ
yếu quyết định thắng lợi, vì:
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng tự giác. Chỉ có Đảng, người nắm vững
lý luận Mác - Lênin, mới nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật phát triển của
xã hội, đề ra đường lối và phương pháp tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp
với thực tiễn nước ta.
- Trong thời kỳ quá độ, tất yếu còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, có những lợi
ích và nhận thức khác nhau, nhưng sự lãnh đạo của Đảng đã bảo đảm thực hiện đúng đắn
các mối quan hệ kinh tế - xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động - mục
tiêu và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Về tổ chức thực tiễn, do trong xã hội có nhiều tổ chức khác nhau, cần quy tụ sự hoạt
động của mọi tổ chức xã hội nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây
dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng đóng vai trò người tổ chức, phối hợp sự
hoạt động của mọi cơ quan nhà nước, đoàn thể và tổ chức xã hội.
Trước đây, ở miền Bắc đã từng có những lực lượng thù địch và đối lập đòi Đảng chia
quyền lãnh đạo. Ngày nay, lại có một số người chịu ảnh hưởng của thuyết đa nguyên
chính trị, đòi lập chế độ đa đảng, đòi xét lại vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi Đảng trả lại
quyền cho "nhân dân"... thực chất là tìm cách thủ tiêu, hoặc hạ thấp vai trò của Đảng.
Song sự thật lịch sử dân tộc ta từ khi có Đảng đã chứng tỏ rằng:
- Đảng ta nắm vai trò duy nhất lãnh đạo cách mạng là một tất yếu lịch sử.
- Có sự lãnh đạo của Đảng ta mới có những thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Tình trạng có nhiều lực lượng đối lập trong xã hội không phải là biểu hiện của dân chủ
chân chính; ngược lại, làm trở ngại, khó khǎn cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội.
Khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng ta là bài học lớn của lịch sử Đảng và lịch
sử dân tộc.
II- MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ LÃNH ĐẠO VÀ SỨC
CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG
Vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng là tất yếu khách quan song không phải được hình
thành một cách ngẫu nhiên mà Đảng ta đã phải đấu tranh và phấn đấu gian khổ để tạo ra
những điều kiện nhằm củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo, đồng thời thường xuyên phấn
đấu nâng cao nǎng lực và hiệu quả lãnh đạo bảo đảm thắng lợi ngày càng nhiều, hạn chế
được sai lầm, khuyết điểm.
Thực tế trên chứng tỏ Đảng ta tuân thủ nghiêm ngặt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
"Đảng không thể đòi hỏi mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là
một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và
công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và nǎng lực
lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo.
Sự lãnh đạo của Đảng chỉ được củng cố khi có tổ chức đảng vững mạnh. Vì thế, việc
nâng cao nǎng lực lãnh đạo phải gắn liền với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, nhằm làm cho Đảng luôn luôn xứng đáng là đội tiên phong cách mạng của giai cấp
và dân tộc.
A- KINH NGHIỆM VỀ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ
Là người lãnh đạo chính trị của giai cấp và dân tộc, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
Đảng là đề ra đường lối chính trị đúng đắn. Đường lối chính trị đúng là nhân tố trọng yếu
nhất để xác lập, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, là điều tiên quyết bảo đảm cho thắng
lợi của cách mạng. Đường lối chính trị đúng đắn thể hiện nǎng lực và hiệu quả của sự
lãnh đạo, còn là nhân tố quyết định tính chất giai cấp và tính tiên phong của Đảng.
Những thắng lợi to lớn của cách mạng nước ta hơn 60 nǎm qua đã chứng minh đường lối
chính trị của Đảng ta cǎn bản là đúng đắn. Tuy nhiên, Đảng ta đã mắc một số sai lầm,
khuyết điểm, lớn nhất là sai lầm trong lãnh đạo cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-
Bạn đang xem 3. - Những nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh