ĐOẠN VĂN A. NÊU TÊN TÁC GIẢ, HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ “Đ...

Câu 1. Đoạn văn a. Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. b. Cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màusắc lãng mạn về con người lao động trên biển khơi bao la. Hãy chép lại các câu thơ đầysáng tạo ấy. c. Hai câu thơ:“Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then đêm sập cửa” được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng của những biện phápnghệ thuật ấy. Gợi ý: a. HS nêu được: - Tác giả của bài thơ: Huy Cận - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1958, khi đất nước đãkết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng vàđi vào xây dựng cuộc sống mới. Huy Cận có một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ QuảngNinh. Bài thơ được ra đời từ chuyến đi thực tế đó. b. Học sinh phải chép đúng và đue các câu thơ viết về con người lao động trên biểnkhơi bao la bằng bút pháp lãng mạn: - Câu hát căng buồm cùng gió khơi. - Thuyền ta lái gió với buồm trăng. Lướt giữa mây cao với biển bằng - Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. c. Hai câu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hoá. - “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” + “Mặt trời” được so sánh như “hòn lửa”. + Tác dụng: khác với hoàng hôn trong các câu thơ cổ (so sánh với thơ của Bà HuyệnThanh Quan – Qua Đèo Ngang), hoàng hôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt màngược lại, rực rỡ, ấm áp. - “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” + Biện pháp nhân hoá, gán cho sự vật những hành động của con người sóng “càithen”, đêm “sập cửa”. + Tác dụng: Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đên buông xuống làtấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là thên cài cửa. Con người đi trong biển đêm mànhư đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng tháinghỉ ngơi, con người lại bắt dầu vào công việc của mình, cho thấy sự hăng say và nhiệttình xây dựng đất nước của người lao động mới.