PHÂN TÍCH MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MỤC...

Câu 20: Phân tích mục tiêu của chính sách tiền tệ và mối quan hệ giữa các mục tiêu. Để thực hiện tốt

nhất các mục tiêu của CSTT quốc gia cần phối hợp đồng bộ CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô

nào? Trong điều kiện hiện nay ở VN mục tiêu nào quan trọng nhất? Vì sao?

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ

Trong điều kiện lưu thông tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng, lạm phát luôn là khả

năng tiềm tang. Lúc này với chức năng của mình, NHTW luôn coi việc kiểm soát tiền tệ, ổn định giá trị

đồng tiền là mục tiêu hàng đầu của CSTT

Ổn định giá cả là điều ai cũng mong muốn vì giá cả tăng lên gay tình trạng khó khăn trong cuộc

sống của một bộ phần người LĐ, mất ổn định KT-XH. Do vậy kiểm soát lạm phát làm ổn định giá cả

hàng hóa và dịch vụ là tiền đề cho việc PTKT lâu bền, bảo đảm ổn định đời sống cho người LĐ

Thông qua CSTT, NHTW có thể góp phần quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát. Nếu NHTW

áp dụng CSTT mở rộng thì giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng, dẫn đến lạm phát. Và ngược lại nếu

NHTW áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt thì sẽ làm giảm lạm phát

(MS giảm => giảm cung tiền => i tăng => I giảm => P giảm: vẽ mô hình cung cầu vốn và mô hình

(P,Y))

Kiểm soát lạm phát được biểu hiện ở việc ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền (ổn

định sức mua và ổn định tỉ giá). Kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải là có lợi cho nền kinh tế

Tạo việc làm

Việc làm cho người lao động là một vấn đề quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Nếu NHTW áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng => MS tăng => i giảm => I tăng => khuyến khích mở

rộng hoạt động sản xuất kinh doanh => tạo việc làm và ngược lại

Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm cao không đồng nghĩa với thất nghiệp bằng không

vì trong nền kinh tế lúc nào cũng tồn tại thất nghiệp tự nhiên

Tăng trưởng kinh tế: phân tích như tạo việc làm

MQH giữa các mục tiêu

Các mục tiêu của CSTT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Thực thi

chính sách tiền tệ không thể tuyệt đối hóa một mục tiêu nào, không thể giải quyết các mục tiêu độc lập

trên tầm vĩ mô. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn có thể xảy ra sự xung đột, thậm chí là triệt tiêu lẫn nhau

giữa các mục tiêu (thất nghiệp và làm phát). Song nhìn chung, mục tiêu cơ bản của CSTT là ổn định giá trị

đồng bản tệ, trên cơ sở đó để ổn định và PTKT-XÃ HỘI

Để đạt được các mục tiêu của CSTT thì cần phải phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Trước hết phải phối hợp CSTK và CSTT

CSTK và CSTT đều phát huy tác dụng thông qua ảnh hưởng của nó đối với tổng cầu. Trong khi đó

theo cơ chế thị trường, tiền lương và giá cả lại được quyết định bởi các yếu tố thị trường. 2 chính sách này

có thể làm giảm thất nghiệp, nhưng sẽ làm tăng lạm phát. Giải quyết mâu thuẫn này cần sự phối hợp chặt

chẽ với chính sách phân phối thu nhập trong quá trình thực thi CSTT

Đối với các nước kém PT, thường bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thanh toán… Ở đó đòi hỏi

phải có sự kết hợp chặt chẽ chính sách kinh tế đối ngoại trong quá trình thực thi CSTT