CÁC CÔNG CỤ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH...

Câu 10. Các công cụ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam để thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia?Theo quy định của pháp luật, để thực hiện chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước sử dụng cả các công cụ trực tiếp như lãi suất và tỷ giá hối đoái, đồng thời sử dụng các các công cụ gián tiếp như tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở.+ Công cụ tái cấp vốn“Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng”. [Điều 11, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010]Tái cấp vốn là một công cụ gián tiếp, là một hình thức cấp tín dụng đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở bù đắp thiếu hụt thanh toán, đáp ứng nhu cầu thiếu vốn cho các tổ chức tín dụng để cho vay nền kinh tế, tạo ra kênh cung ứng vốn tín dụng có sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng theo những hình thức sau đây:- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;- Chiết khấu giấy tờ có giá;- Các hình thức tái cấp vốn khác.+ Công cụ lãi suấtCông cụ lãi suất được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện dưới hình thức xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn.“Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác” [Điều 12, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010]. Sử dụng công cụ này, Ngân hàng Nhà nước điều tiết lượng tiền cung ứng cho lưu thông bằng cách công bố lãi suất cơ bản, làm cơ sở để các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn và lãi suất cấp tín dụng của mình, hoặc công bố lãi suất tái cấp vốn với tư cách là giá cả yếu tố đầu vào để từ đó các tổ chức tín dụng có thể tăng hoặc giảm lãi suất cấp tín dụng.Kể từ tháng 6 năm 2002, điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã chuyển từ cơ chế lãi suất cơ bản sang cơ chế lãi suất thoả thuận, do đó lãi suất cơ bản không còn là công cụ để kiểm soát lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng mà đóng vai trò định hướng lãi suất thị trường để phát tín hiệu về quan điểm chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ (thắt chặt hay nới lỏng), từ đó các tổ chức tín dụng xác định lãi suất kinh doanh cho phù hợp. Như vậy, việc điều hành lãi suất về cơ bản đã gắn với các yếu tố thị trường và trên thực tế, việc điều hành linh hoạt lãi suất và tỷ giá làm cho lãi suất trở thành công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, cơ chế điều hành bằng lãi suất cũng bộc lộ nhiều nhược điểm do thị trường tiền tệ ở Việt Nam chưa thực sự phát triển, lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố chưa phát huy được vai trò định hướng lãi suất thị trường và mối quan hệ giữa các lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất thị trường chưa gắn kết chặt chẽ nên nó chỉ được xác định là công cụ hỗ trợ cho việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.+ Công cụ tỷ giá hối đoái“Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam” [Điều 6, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010]. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.Tỷ giá hối đoái cũng là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Khi muốn kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng chính sách hạ tỷ giá hối đoái, làm cho giá trị của nội tệ tăng và ngược lại khi muốn kích thích lạm phát, Ngân hàng Nhà nước có thể nâng tỷ giá tăng lên làm giảm giá trị nội tệ để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ cho phù hợp trong từng thời kỳ.Với cơ chế điều hành tỷ giá và việc can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ, trong những năm qua, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và một số ngoại tệ tương đối ổn định, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, qua đó cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước.+ Công cụ dự trữ bắt buộc“Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia’’[Điều 14, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010]. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.Dự trữ bắt buộc là một công cụ gián tiếp quan trọng để Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ. Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát quá trình tạo tiền của các tổ chức tín dụng, đồng thời có thể tác động đến mức cung tiền tệ cho nền kinh tế khi tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Từ khi Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để điều hành chính sách tiền tệ đến nay, công cụ này đã không ngừng được hoàn thiện, nhờ đó, Ngân hàng Nhà nước có thể dự đoán được tổng nhu cầu dự trữ của các tổ chức tín dụng và qua đó sẽ có quyết định bơm tiền hay rút tiền về thông qua các công cụ khác như tái cấp vốn hoặc nghiệp vụ thị trường mở.+ Công cụ nghiệp vụ thị trường mởNghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng.Nghiệp vụ thị trường mở được đánh giá là công cụ có nhiều ưu thế nhất và là công cụ quan trọng nhất để thực hiện chính sách tiền tệ của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây là công cụ giúp cho Ngân hàng Nhà nước có thể chủ động trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Sau một thời gian nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, từ tháng 7 năm 2000, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa công cụ nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động. Việc thực hiện nghiệp vụ này đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang sử dụng các công cụ gián tiếp theo tín hiệu của thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế. Công cụ này cho phép Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng theo cả hai hướng: tăng lên hoặc giảm xuống một cách linh hoạt thông qua nghiệp vụ mua hoặc bán các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ. Thiếu cơ chế điều tiết của nghiệp vụ thị trường mở, các công cụ gián tiếp khác như công cụ tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc sẽ không phát huy được hiệu quả.