TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NSNN. LIÊN HỆTHỰC TIỄN...

Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm và vai trò của NSNN. Liên hệ

thực tiễn nơi công tác, để quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng qui định nhà

nước các nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN, đơn vị cần phải làm gì?

Trả lời:

a/ Khái niệm NSNN: Khoản 14, điều 4, luật NSNN.

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và

thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết

định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

b/ Đặc điểm của NSNN:

– Về mặt nội dung: Là toàn bộ các khoản thu – chi của Nhà nước. Khái

niệm thu – chi đã được khái quát hoá, trong đó “thu” được hiểu là tất cả các nguồn

tiền được huy động cho nhà nước; còn “chi” được hiểu là bao gồm tất cả các khoản

chi và các khoản hoàn trả khác của Nhà nước. Các khoản thu chi được xác định bởi

những con số cụ thể nhằm xác định rõ khả năng tạo nguồn kinh phí để đáp ứng nhu

cầu chi tiêu của nhà nước, đồng thời tạo thế cân bằng trong thu chi, tạo sự chủ

động trong hoạt động của ngân sách nhà nước.

– Về mặt pháp lý: Các khoản thu – chi này phải nằm trong dự toán được cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Ngân sách nhà nước hoạt động trong

lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính, vì vậy nó thể hiện các mối quan hệ về lợi

ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội. Quyền lực về ngân sách nhà nước thuộc về

nhà nước, nên ngân sách nhà nước do Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực

nhà nước cao nhất ở nước ta quyết định.

– Về mặt thời gian: Các khoản thu – chi này chỉ được thực hiện trong một

năm. Tính niên hạn của ngân sách nhà nước được thể hiện quá trình thực hiện

nhiệm vụ thu – chi của nhà nước; nó tồn tại trong vòng 12 tháng, có thể bao trùm

năm dương lịch (từ ngày 01.01 đến 31.12 của năm) nhưng cũng có thể bắt đầu và

kết thúc vào những khoảng thời gian khác nhau như: Ví dụ: có nước bắt đầu từ 1.4

của năm trước và kết thúc vào 31.03 của năm sau; có nước bắt đầu từ 01.10 của

năm trước và kết thúc vào 30.9 của năm sau…

– Về mục đích: Nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Mọi khoản thu và chi tài chính của nhà nước đều do nhà nước quyết định và nhằm

mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng nhà nước. Bất kỳ nhà nước nào

cũng đều có quyền ban hành pháp luật. Do nhu cầu chi tiêu của mình, nhà nước đã

sử dụng pháp luật để ban hành chính sách thuế khoá và bắt buộc các tổ chức, cá

nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước với tư cách là chủ thể

thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Tính cưỡng bức của các khoản thu ngân sách

không hề mang ý nghĩa tiêu cực; bởi vì đây là sự cần thiết. Mọi đối tượng nộp thuế

đều ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của

nhà nước, của quốc gia. Đồng thời họ cũng ý thức được vai trò quan trọng của nhà

nước trong quá trình sử dụng các nguồn tài chính nhằm thực hiện các chức năng về

kinh tế – xã hội của mình.

c/ Vai trò của NSNN:

* Ngân sách nhà nước là công cụ huy động các nguồn lực tài chính để thực

hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

– Nhà nước sử dụng quỹ ngân sách để đảm bảo phát triển kinh tế.

– Đảm bảo an ninh, quốc phòng.

* Ngân sách nhà nước là công cụ kích thích nền kinh tế phát triển.

– Ngân sách nhà nước cung ứng vốn cho nền kinh tế.

– Ngân sách nhà nước là công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết giá cả

thị trường và chống lạm phát.

Thông qua trợ giá, thành lập các quỹ cho vay ưu đi…

– Ngân sách nhà nước đảm bảo tái đầu tư cho nền kinh tế.

* Ngân sách nhà nước đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho người

dân.

– Nhà nước sử dụng tiền từ quỹ ngân sách để xây dựng các công trình phúc

lợi công cộng.

– Đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho những đối tượng chính sách…

d/ Để quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng qui định nhà nước các

nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN, đơn vị cần phải làm gì?

- Thực hiện theo thu, chi đúng theo tiêu chuẩn định mức quy định hiện

hành;

- Tuyên truyền pháp luật về thu, chi ngân sách để mọi người hiểu rỏ và thực

hiện;

- Xây dựng quy trình thu, chi và sử dụng TS nhà nước công khai cho mọi

người cùng thực hiện;

- Công khai thu, chi theo quy định hiện hành.