TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN.LIÊN HỆ THỰC...

Câu 3: Trình bày khái niệm và nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN.

Liên hệ thực tiễn nơi công tác được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi nào?

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng qui định nhà nước các nguồn thu,

nhiệm vụ chi, đơn vị cần phải làm gì?

Trả lời:

a/ Khái niệm phân cấp ngân sách: Khoản 16 điều 4 luật NSNN

Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của

chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù

hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội

.

b/ Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN: Điều 9 Luật NSNN

1. Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp

nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.

2. Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc

gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định tại

khoản 3 Điều 40 của Luật này.

3. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những

nhiệm vụ chi được giao. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu,

nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã

hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.

4. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành

và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn

tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các

chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân

cấp.

5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ

quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải

phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó.

Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.

6. Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa

các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo

đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.

7. Trong thời kỳ ổn định ngân sách:

a) Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;

b) Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền

quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp

dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định;

c) Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định

theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức

chi ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa

phương cấp dưới;

d) Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương

được hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo

đảm quốc phòng, an ninh. Đối với số tăng thu so với dự toán thực hiện theo quy định tại khoản

2 Điều 59 của Luật này.

Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời

kỳ ổn định ngân sách làm ngân sách địa phương tăng thu lớn thì số tăng thu phải nộp về ngân

sách cấp trên. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân

cùng cấp quyết định thu về ngân sách cấp trên số tăng thu này và thực hiện bổ sung có mục

tiêu một phần cho ngân sách cấp dưới theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 40 của Luật này

để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

đ) Trường hợp ngân sách địa phương hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách

quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.

8. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối,

phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp

trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp

trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách

cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.

9. Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và

không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác,

trừ các trường hợp sau:

a) Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn

trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa,

dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an

ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương;

b) Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết

hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;

c) Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục

hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.

10. Trường hợp thực hiện điều ước quốc tế dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách

trung ương, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách

trung ương và ngân sách địa phương để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.