(5.0 ĐIỂM) VẬN DỤNG CAOCẢM NHẬN CỦA ANH/CHỊ VỀ ĐOẠN THƠ SAU

Câu 2 (5.0 điểm) Vận dụng caoCảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:Ta về, mình có nhớ taTa về, ta nhớ những hoa cùng người.Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, tr.111 - NXB Giáo dục, 2017) Từ đó, liên hệ với đoạn thơ sau để thấy được tình yêu quê hương đất nước của hai nhà thơ:Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.(Trích Tràng giang, Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, tr.29 - NXB Giáo dục,2017)HƯỚNG DẪN LÀM BÀIPhần/ Câu Nội dungI ĐỌC HIỂU1 Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã họcCách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận2 Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn tríchNhững hành vi thiếu văn minh của người Việt ở nước ngoài: vẽ, viết chữ lên di tích quốcgia nước bạn; ăn cắp đồ trong siêu thị như quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng rồiđem đi bán.3 Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích, tổng hợpVấn đề: Hành vi thiếu văn minh của người Việt ở nước ngoài4 Phương pháp: phân tích, tổng hợpBày tỏ được suy nghĩ, diễn đạt rõ ràng, thuyết phục:- Một bộ phận người Việt Nam sống ích kỷ, làm theo ý thích cá nhân, coi thường luậtpháp, những hành động phản cảm của họ đang làm xấu đi hình ảnh người Việt Nam ởnước ngoài.- Mỗi cá nhân cần có ý thức về pháp luật, có trách nhiệm giữ gìn hình ảnh của chính mình,hình ảnh của đất nước trước bạn bè quốc tế trong thời đại hội nhập.Thí sinh có thể thể hiện suy nghĩ của mình như các ý ở trên, hoặc có suy nghĩ khác nhưngkhông được vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội.II LÀM VĂN1 Phương pháp: phân tích, tổng hợpYêu cầu chung:- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn vănThí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành,tổng – phân - hợp.- Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnVăn hóa ứng xử nơi công cộng của giới trẻ hiện nay- Không mắc các lỗi chính tả, dung từ, đặt câuYêu cầu cụ thể:Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiềucách nhưng phải làm rõ văn hóa ứng xử nơi công cộng của giới trẻ hiện nay. Có thể theohướng sau:* Giải thích: Văn hóa ứng xử nơi công cộng: là hành vi, thái độ, lời nói chuẩn mực của cánhân khi giao tiếp chốn đông người.* Bàn luận:- Biểu hiện của những người ứng xử có văn hóa nơi công cộng: biết giữ gìn trật tự, biếtcảm ơn, biết xin lỗi, có thái độ hòa nhã, tôn trọng người xung quanh,...- Thực trạng: Người Việt Nam luôn nhắc nhở, đề cao ứng xử có văn hóa nơi công cộngnhưng một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay có nhiều hành động mất lịch sự, thiếu tôntrọng người khác, có hành vi phản cảm,...- Nguyên nhân: Từ sự giáo dục trong gia đình, giao tiếp xã hội trong thời đại giao lưu vănhóa, các bạn trẻ thích thể hiện...- Hậu quả: tự đánh mất giá trị bản thân, làm xấu đi hình ảnh người Việt Nam trong mắtbạn bè quốc tế,...- Giải pháp: nâng cao nhận thức, bồi dưỡng nhân cách,...* Nhận thức và hành động: có ý thức ứng xử văn minh, lịch sự nơi công cộng2 Phương pháp: phân tích, tổng hợpĐảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận:Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.Trọng tâm: Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) Liên hệ với đoạn thơ trong bài thơ Tràng Giang (Huy Cận) Nhận xét về tình yêu quê hương đất nước của hai nhà thơ.- Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câuThí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận,kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:1. Giới thiệu chungGiới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc, vị trí đoạn trích và phần liên hệ để thấy đượctình yêu quê hương đất nước.2. Phân tích chứng minha. Cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về thiên nhiên vàcon người Việt Bắc.+ Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người- Bức tranh thiên nhiên bốn mùa tươi tắn, mang vẻ đẹp riêng của núi rừng Việt Bắc, màusắc, đường nét, âm thanh hài hòa, tươi sáng, đầy sức sống.- Con người Việt Bắc bình dị, cần mẫn, khỏe khoắn trong lao động, bằng những việc làmtưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc khángchiến; con người gần gũi với thiên nhiên, bình dị như thiên nhiên => cần cù trong laođộng, thủy chung trong tình nghĩa.+ Tình yêu quê hương đất nước:- Nỗi nhớ sâu nặng của nhân vật trữ tình dành cho quê hương cách mạng nghĩa tình.- Yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và con người Việt Bắc.+ Nghệ thuật: thể thơ lục bát, sử dụng cặp đại từ mình - ta, giọng thơ ngọt ngào tha thiết...b. Liên hệ với đoạn thơ trong Tràng giang - Huy Cận- Bức trang phong cảnh kì vĩ, nên thơ, thiên nhiên tuy buồn nhưng thật tráng lệ; cảnh đượcgợi lên bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều và mangtâm trạng nhà thơ.- Tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết.=> Tình yêu thiên nhiên thấm, nỗi nhớ quê hương, lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ.+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính với cách ngắt nhịp quen thuộc 4/3,thủ pháp tương phản, sử dụng từ láy, ...c. Nhận xét: tình yêu quê hương đất nước+ Điểm gặp gỡ: cả hai nhà thơ đều thể hiện tình yêu quê hương đất nước ở sự gắn bó vớithiên nhiên, con người; qua hình ảnh thiên nhiên thấy được tình cảm, tâm trạng của conngười.+ Khác nhau:- Việt Bắc tình yêu quê hương đất nước thể hiện ở sự cảm nhận một bức tranh thiên nhiênấp áp, hòa hợp với con người; sự gắn bó của nhân vật trữ tình với mảnh đất thủy chung,tình nghĩa.- Tràng giang tình yêu quê hương đất nước thể hiện ở nỗi nhớ quê hương và lòng yêunước thầm kín qua bức tranh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng, con người nhỏ bé, côđơn.+ Lí giải sự khác nhau: do hoàn cảnh sáng tác, thế giới quan và phong cách sáng tạo nghệthuật hai nhà thơ khác nhau.(Tố Hữu: nhà thơ cách mạng theo khuynh hướng trữ tình - chính trị; Huy Cận: nhà thơtrong phong trào thơ mới với nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn thế hệ,...)3. Tổng kết vấn đề