Câu 4: Theo anh/chị, hiện tượng tác giả chỉ ra trong bài viết rất nhiều thanh niên lại
vứt bỏ quyền lựa chọn tương lai của mình. Họ quen hoặc thích được người khác sắp
xếp hơn có đúng với thực tễn ngày nay không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn
Kim Lân.
...Hết...
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC - HIỂU 4.0đ 1 Những biểu hiện của việc nhiều thanh niên vứt bỏ quyền lựa 0,75 chọn tương lai của mình được nêu trong đoạn trích: Họ quen hoặc thích được người khác sắp xếp hơn, từ những việc nhỏ như thi vào trường đại học nào, học chuyên ngành gì, đến những chuyện lớn như đi đến đâu để phát triển sự nghiệp, lựa chọn ngành nghề nào, làm công việc gì. 2 Theo tác giả, kinh nghiệm của những người thành đạt cho chúng ta thấy: bất kì một cuộc sống lí tưởng, hạnh phúc, thành đạt nào, về cơ bản cũng đều được quyết định bởi những lựa chọn và hành động của chính bản thân họ. 3 Nếu để người khác điều khiển, sắp xếp, quyết định thay mình, ỷ 1,0 lại, trông chờ vào người khác: - Sẽ rơi vào thế bị động trên con đường đi đến tương lai của chính mình. - Để lại hậu quả nặng nề. 4 - Học sinh trả lời đúng hoặc không đúng, hoặc chọn một cách 1,5 trả lời phù hợp. - Lý giải thuyết phục. II LÀM VĂN 6,0đ 0,25 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; Kết bài liên hệ được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhân vật Tràng trong tác 0,5 phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: học sinh 4,5 sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ một số ý như sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân. - Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt và nhân vật Tràng. * Cảm nhận về nhân vật Tràng - Bối cảnh của câu chuyện và tình huống nhặt vợ của Tràng. 0,25 - Lai lịch, ngoại hình: Nghèo, dân ngụ cư, xấu xí, thô kệch. - Nghề nghiệp: kéo xe bò thuê - Tính cách, phẩm chất: 3,0 + Tràng là người hồn nhiên, vô tư: thích chơi đùa với trẻ con; “nhặt vợ” rất tình cờ và vu vơ chỉ sau một câu đùa và bốn bát bánh đúc. + Tràng là người nhân hậu, phóng khoáng: lấy vợ vì lòng thương đối với một con người đói khát hơn mình; Đưa người vợ nhặt vào chợ đãi một bữa no nê, mua cho Thị một cái thúng, mua 2 hào dầu thắp sáng đêm tân hôn.. + Tràng là người biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc mà mình bỗng dưng “nhặt” được: tự hào, sung sướng, trân trọng gọi người vợ nhặt là “nhà tôi”. + Sau đêm tân hôn: Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm với gia đình, với bản thân và khát khao sự đổi đời. * Nhận xét, đánh giá: - Cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám với nhiều phẩm chất đáng quý. - Qua nhân vật Tràng, nhà văn thể hiện sự đồng cảm, yêu thương, trân trọng những khao khát hạnh phúc nhỏ bé của con người. - Nghệ thuật: + Miêu tả nhân vật qua diện mạo, ngôn ngữ, hành động. + Miêu tả nhân vật qua diễn biến tâm trạng tinh tế, sâu sắc. 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng đúng quy tắc, quy 0, 25 định trong tiếng Việt Tổng điểm toàn bài: Câu I + II = 10,00 điểm
Bạn đang xem câu 4: - Đề giữa kì 2 Ngữ Văn 12 năm 2020 - 2021 trường Lương Ngọc Quyến - Thái Nguyên -