XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM XỬ LÝ TỐT HƠN VÀ HẠN CHẾ LƯỢNG VỐN BỊ CÁC CHỦ ĐẦU TƯ CHIẾM DỤNG

2.2. Xây dựng và áp dụng các giải pháp nhằm xử lý tốt hơn và hạn chế lượng

vốn bị các chủ đầu tư chiếm dụng.

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động của

Công ty, gây ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

Cuối năm 2001, lượng vốn bị chiếm dụng của Công ty lên tới gần 11 tỷ đồng

chiếm 78,8% tổng vốn lưu động. Đây chủ yếu là lượng vốn do ngân sách nhà

nước và các đối tác chưa thanh toán các công trình đã hoàn thành.

Để giải quyết tình trạng này, trước tiên Công ty phải tìm biện pháp thu hồi

nhanh chóng lượng vốn bị chiếm dụng, sau đó cần hạn chế tình trạng này ngay

từ những khâu đầu tiên.

a.

Đối với các khoản phải thu của Công ty hiện nay:

- Giao trách nhiệm theo dõi, đốc thúc việc thanh toán các khoản nợ này cho một

cá nhân cụ thể: kế toán trưởng giao trách nhiệm mỗi nhân viên kế toán phụ trách

một tài khoản công nợ, theo dõi và liên hệ với các chủ công trình để đôn đốc

việc thanh toán đối với một số khoản nợ. Đối với những công trình do ngân sách

Nhà nước cấp vốn cũng cần có những biện pháp cụ thể để được thanh toán

nhanh chóng. Mặt khác, có chế độ khuyến khích vật chất thích đáng nếu cá nhân

Hằng

nào thu được nợ, đặc biệt là các khoản nợ khó đòi. Mặc dù việc thanh toán các

khoản nợ không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của Công ty mà còn phụ thuộc vào

yếu tố khách quan là thiện chí và tình hình tài chính bên A và ngân sách Nhà

nước. Tuy nhiên, khuyến khích vật chất vẫn là động lực thúc đẩy cá nhân làm

việc nhiệt tình và có hiệu quả hơn.

- Đối với các khoản nợ khó đòi, Công ty có thể thu hồi bằng cách tiêu thụ sản

phẩm hàng hoá của doanh nghiệp nợ hoặc mua tài sản cố định của họ. Khi quyết

định mua lại tài sản cố định của họ cần nghiên cứu kỹ giá trị của tài sản đó có

tương xứng hoặc gần tương xứng với khoản nợ không, nếu tài sản là máy móc

thiết bị thì phải sử dụng được, không quá lạc hậu và phù hợp với hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tất nhiên, doanh nghiệp phải chịu tốn kém

thêm chi phí thực hiện giải pháp này nhưng bù lại doanh nghiệp có thể thu hồi

được phần nào số nợ khá đòi.

- Bên cạnh đó, trong tương lai không xa, ở Việt Nam sẽ phổ biến dịch vụ “mua

nơ” do các ngân hàng, các tổ chức tài chính hoặc các công ty mua nợ cung cấp.

Công ty có thể sử dụng dịch vụ này để huy động vốn, giảm các khoản phải thu

khi cần thiết bằng cách bán các khoản phải thu cho các tổ chức này. Bên mua nợ

sẽ có trách nhiệm thu hồi các khoản nợ của Công ty theo các chứng từ đã mua

và chịu mọi rủi ro khi gặp các khoản nợ khó đòi.

Bên cạnh việc có nguồn tài chính nhu mong muốn, mua nợ còn giảm rủi

ro cho doanh nghiệp khi khách hàng chịu tiền, bởi công ty mua nợ sẽ phải kiểm

tra vị thế tài chính của khách hàng trước khi mua chứng từ bán hàng của doanh

nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cho dịch vụ này khá cao bởi nó bao gồm nhiều loại

chi phí như chi phí kiểm tra tư cách tín dụng của khách hàng hay những rủi ro

không thu hồi được nợ.

b.

Khi ký kết hợp đồng xây dựng công trình.

Mỗi công trình xây dựng thường có giá trị rất lớn và Công ty phải ứng

trước ít nhất là 50% vốn đầu tư để mua nguyên vật liệu và xây dựng. Chính vị

vây, trước khi ký hợp đồng, Công ty cần điều tra, nghiên cứu kỹ các vấn đề liên

quan đến chủ đầu tư, nguồn vốn đầu tư để đảm bảo sẽ được thanh toán đúng hạn

sau khi hoàn thành công trình.

- Tìm hiểu rõ nguồn gốc của vốn đầu tư xây dựng công trình.

+Nếu vốn đầu tư do một cá nhân hay một tổ chức bỏ ra, Công ty cần phải

xem xét tình hình tài chính và khả năng thanh toán của họ thông qua:

*Báo cáo tài chính: Công ty có thể đề nghị bên A cung cấp thông tin tài chính

như là bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh và xem xét các chỉ tiêu

tài chính của họ như tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất thanh toán, tỷ suất tự tài trợ ... để

đánh giá khả năng tài trợ cho công trình đầu tư của họ.

* Ngân hàng: Công ty có thể tham khảo tình hình tài chính của bên A thông qua

ngân hàng bên A đặt tài khoản. Ngân hàng thường phải điều tra tình hình tài

chính và khả năng thanh toán thế chấp của mỗi doanh nghiệp trước khi cho vay.

Ngoài ra, ngân hàng có quan hệ tín dụng với nhiều doanh nghiệp khác nhau nên

bản thân ngân hàng cũng có khá đầy đủ thông tin về tình hình tín dụng của các

doanh nghiệp.

* Nếu vốn đầu tư do nhà nước cấp hay do một tổ chức nước ngoài tài trợ, công

ty cần tìm hiểu quyết định cấp vốn và các khâu cấp vốn. Thông qua đó, công ty

tìm cách tiếp cận với nguồn vốn một cách nhanh nhất, hạn chế qua các khâu

trung gian làm phát sinh những khoản chi phí không đáng có.

- Tìm hiểu về chủ đầu tư:

+ Tìm hiểu phẩm chất, tư cách tín dụng của chủ đầu tư:lịch sử thanh toán của

bên A với các doanh nghiệp khác, trong quá khứ khách hàng có trả tiền đúng hạn

hay không, bao nhiêu lần khách hàng gây rắc rối trong việc trả tiền.

+ Xem các tài sản có thể thế chấp của bên A.

+ Xem xét khả năng phát triển của khách hàng trong tương lai.

- Trong hợp đồng ký kết xây dựng , công ty cần chú ý quy định rõ các điều

khoản về mức tiền ứng trước, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và

các điều khoản về mức phạt thanh toán chậm so với quy định; công ty cũng có

thể áp dụng hình thức chiết khấu nếu bên A thanh toán trước thời gian.