TẠI SAO VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI TỪNG MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO...

3. Tại sao việc đánh giá định kỳ đối với từng môn học, hoạt động giáo dục và từng năng lực, phẩm chất lại theo ba mức? Trả lời: Thông tư 30 quy định đánh giá học sinh về học tập theo hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành. Qua thực tiễn cho thấy việc quy định như vậy phần nào chưa độngviên được những học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục ở mức độ tốt, mức cao hơn so với yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng. Mặt khác, tâm lí cha mẹ học sinh vẫn còn băn khoăn con mình đã hoàn thành nhưng muốn biết hoàn thành ở mức nào. Để khắc phục tình trạng trên, Thông tư 22 quy định việc đánh giá định kì đối với từng mônhọc, hoạt động giáo dục được lượng hoá thành ba mức Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoànthành. Việc quy định như vậy nhằm xác định rõ mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của họcsinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng để động viên học sinh phấn đấu trong học tập, để cả giáoviên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động, phương pháp dạy và học, đồng thời giúp cha mẹhọc sinh nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình và có biện pháp giúp đỡ để các em tiếptục vươn lên. Cùng với mục đích trên, Thông tư 22 quy định việc đánh giá từng năng lực, từngphẩm chất học sinh theo ba mức:Tốt, Đạt và Cần cố gắng thay cho hai mức quy định trongThông tư 30 là Đạt, Chưa đạt.Cũng tương tự như đánh giá từng môn học, hoạt động giáo dục, việc lượng hóa thành 3 mức nhưvậy sẽ giúp giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hình thành, pháttriển từng năng lực, từng phẩm chất sau một giai đoạn rèn luyện, phấn đấu của học sinh. Từ đógiáo viên, nhà trường, cha mẹ học sinh có những biện pháp kịp thời giúp đỡ học sinh phát huynhững điểm tích cực, khắc phục những hạn chế để ngày một tiến bộ hơn.