CÂU 9. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ ĐẢM BẢO...

4. Quy định cụ thể về những người có thẩm quyền và trách nhiệm lập biên bản vi phạm

hành chính

Một trong những hạn chế của các Nghị định số 60/2009/NĐ-CP; Nghị định số 87/2001/NĐ-

CP; Nghị định số 10/2009/NĐ-CP đều không có quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm dẫn

đến việc lúng túng trong thực hiện trên thực tế. Khắc phục tình trạng trên, Nghị định số 110/2013/NĐ-

CP đã quy định cụ thể về những người có thẩm quyền và trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành

chính, gồm 02 nhóm: người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định

mà đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ cũng

có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Nghị định cũng quy định cụ thể từng lĩnh vực mà

người có thẩm quyền lập biên bản vừa theo cấp hành chính từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và tới cấp

trung ương lại vừa theo lĩnh vực quản lý ngành (Điều 65).

Rõ ràng, điểm mới cơ bản này của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã khắc phục được bất cập

của những nghị định trước, bảo đảm nguyên tắc mọi vi phạm hành chính được phát hiện, ngăn chặn,

xử lý kịp thời qua đó bảo đảm tính khả thi của Nghị định. Đồng thời, việc giới hạn người có thẩm

quyền lập biên bản là công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ còn có ưu điểm là tránh

được khả năng lập biên bản vi phạm hành chính tràn lan, thuận tiện cho công tác quản lý nhà nước về

xử phạt vi phạm hành chính.