5 ĐIỂM CẢM NHẬN QUA HAI KHỔ THƠ

3.2 Phân tích

a.Khổ thơ thứ nhất

Hai đoạn trích trên đã khắc họa rõ cho ta bức chân dung của những

người lính trên tuyến đường Trường Sơn:

-Thứ nhất đó là những người lính vô cùng lạc quan, yêu đời

Mở đầu bài thơ, tác giả giải thích nguyên nhân vì sao xe không có kính

bằng lời lè giản dị, tự nhiên:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

-Lí do thế là đã rõ. Kính xe đã bị những trận bom ác liệt của giặc Mĩ

làm cho vỡ hết. Lời giải thích đơn sơ nhưng khả năng gợi tả rất lớn, giúp

người đọc hiểu ra rằng những chiếc xe này đã dạn dày, từng trải trên

đường ra mặt trận. Giới thiệu về xe mà cũng là bước đầu giới thiệu về

chủ nhân của chúng.

Từ câu thơ thứ ba trở đi, hình ảnh người chiến sĩ lái xe là nhân vật chính

4

và những chiếc xe không kính trở thành cái nền làm nổi bật tính cách,

phẩm chất đẹp đẽ của họ. Khi người lái xe mở máy cho xe lăn bánh

đồng nghĩa với bắt đầu bước vào trận đánh. Sự sống và cái chết cách

nhau chỉ trong gang tấc, nhưng họ vẫn giữ được tư thế hiên ngang, tự tin

hiếm có:

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Tính từ ung dung đặt ở vị trí đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động ấy.

Trong cái nhìn bao quát cả đất trời ẩn chứa niềm kiêu hãnh của người

làm chủ tình thế, coi thường mọi khó khăn nguy hiểm. Đối đầu với máy

bay giặc Mĩ, các chiến sĩ lái xe của ta thường ở thế bị động. Vậy dựa

vào đâu mà họ ra trận với phong thái ung dung như vậy? Chỗ dựa tinh

thần lớn lao nhất chính là niềm tin tất thắng vào cuộc đấu tranh giải

phóng dân tộc, là tình cảm tất cả vì miền Nam thân yêu, là chân lí Thà hi

sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu

làm nô lệ. Họ hiểu rằng chiến trường và đồng đội đang cần vũ khí, lương

thực, thuốc men… để đủ sức đánh trả quân thù những đòn đích đáng.

Chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của Tổ quốc, của dân tộc thôi thúc

họ hành động.

- Tác giả đã cho chúng ta thấy, những người lính ấy, trong hoàn cảnh

khó khăn gian khổ như vậy vẫn cất lên được những giọng đùa tếu táo,

dường như nỗi khổ chiến tranh đối với họ chỉ là một chuyện vô cùng tự

nhiên, bình thường, nên họ vẫn có thể hồn nhiên mà nói rằng “không có

kính khống phải vì xe không có kính”. Đó chính là những tâm hồn đầy

sức trẻ, phơi phới lý tưởng sống, vì thế mà đã đốt cháy mọi khó khăn chỉ

bằng ngọn lửa lý tưởng cao đẹp của mình.

b. Khổ thứ 2

- Khổ thơ tiếp theo đã giải thích nguyên do của tinh thần lạc quan ấy. Đó

là niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tất thắng của đất nước, giải phóng

miền Nam thân yêu. Đó là những trái tim nóng hổi cùng chung một nhịp

đập của tình người thắm thiết

- Đoạn kết của bài thơ thật đẹp. Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn

bay bổng hoà quyện với nhau:

Càng, gần thắng lợi, càng nhiều gian nan, đó là quy luật. Mức độ chiến

tranh ác liệt in dấu rõ ràng trên những chiếc xe vận tải quân sự: không

kính, không đèn, không mui, thùng xe đầy vết xước do bom đạn giặc.

Nhưng xe vẫn chạy vào hướng miền Nam – tiền tuyến lớn đang thôi

thúc, vẫy gọi bởi trong xe có một trái tim nóng bỏng tình yêu và trách

5

nhiệm công dân trước vận mệnh của đất nước, dân tộc. Hình ảnh trái tim

trong câu thơ cuối là một hoán dụ nghệ thuật rất có ý nghĩa, đã tôn vinh

tầm vóc những người chiên sĩ lái xe anh hùng và nâng cao giá trị nội

dung, nghệ thuật của bài thơ.

-Tinh thần dũng cảm, thái độ thanh thản, lạc quan của những chiến sĩ lái

xe trong mưa bom, bão đạn quân thù xứng đáng tiêu biểu cho chủ nghĩa

anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam, của dân tộc Việt Nam thời

chống Mĩ.

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một tác phẩm tự sự nhưng đậm

chất trữ tình cách mạng. Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ

lái xe bằng tấm lòng cảm phục và mến thương sâu sắc. Họ là những con

người tự nguyện dấn thân, vui trong gian khổ, chấp nhận hi sinh. Ngôn

ngữ thơ giản dị, tự nhiên nhưng giàu sức gợi cảm, hình ảnh sáng tạo, độc

đáo, nhịp thơ tự đo, phóng khoáng… Tất cả những yếu tố đó làm nên cái

hay, cái đẹp của bài thơ. Song điều quý giá nhất vẫn là cái tình, là sự hoá

thân của tác giả vào nhân vật để tìm tòi, phát hiện ra những hạt ngọc

long lanh trong tâm hồn thế hệ trẻ anh hùng của một dân tộc anh hùng.