THÂN BÀI THÂN BÀI

2. Thân bài a. Luận điểm 1: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng + Nghĩa đen của câu: Mượn hình ảnh quen thuộc là “quả” là thành quả, vật chất, tinh thần. Quả là thứ trái ngon nhất của cây, là thành quả cuối cùng sau một thời gian lao động mà người trồng cây có được. => Câu tục ngữ muốn nhắc chúng ta: Khi ăn, hưởng những trái ngon thì phải nhớ đến người đã làm ra, trồng ra cây đó. Họ là những người đã bỏ công sức vất vả có khi cả xương máu để tạo ra thành quả đó. Còn “Nhớ” là thái độ, tình cảm của mỗi người. + Nghĩa bóng của câu: nhắn nhủ chúng ta phải luôn biết ơn, nhớ đến công lao của những người đi trước, những người đã cho ta hưởng được thành quả như bây giờ. => Tóm lại câu tục ngữ muốn giáo dục chúng ta về truyền thống biết ơn. b. Luận điểm 2: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: * Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ. - Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá. - Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”. * Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ. * Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước. - Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông. - Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi... c. Luận điểm 3: Rút ra kinh nghiệm, bài học - Vì đó truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ nói bằng miệng mà phải thể hiện qua hành động để giữ gìn và phát huy. + Những hành động thiết thực như thờ cúng tổ tiên, làm cơm ngày giỗ đều thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên... + Cho đến ngày nay nhân dân ta vẫn tiếp tục truyền thống đạo lí của cha ông. + Thế hệ trẻ Việt Nam vẫn luôn phát huy và tiếp nối.