LÀ DÙNG CÁC YẾU TỐ TỪ VỰNG CÙNG XUẤT HIỆN TRONG MỘT TÌNH HUỐNGSỬ DỤNG TRONG VĂN BẢN ( YẾU TỐ NÀY XUẤT HIỆN TA LẬP TỨC NGHĨ ĐẾN YẾU TỐ KIA)

4. Phép liên tưởng:

- Định nghĩa:là dùng các yếu tố từ vựng cùng xuất hiện trong một tình huống

sử dụng trong văn bản ( yếu tố này xuất hiện ta lập tức nghĩ đến yếu tố kia).

VD 1: (liên tưởng theo quan hệ định vị giữa các sự vật):

Nhân dân là bể

Văn nghệ là thuyền

(Tố Hữu)

VD 2 (liên tưởng theo công dụng - chức năng của vật):

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao

(Trần Ðăng Khoa)

VD 3: (liên tưởng theo đặc trưng sự vật):

Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng.

Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình

rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng

trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa. (Nguyễn Ðịch Dũng)

-> Làng được đặc trưng bằng rặng tre, cây đa, quán chợ

VD4 (liên tưởng theo quan hệ nhân - quả, hoặc nói rộng ra: theo phép

kéo theo như tuy... nhưng (nghịch nhân quả), nếu... thì (điều kiện/giả thiết - hệ

quả).

Ðồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn trăm thước đang cháy thật, tre

nứa nổ lốp bốp như cả cái thung lũng đang nổ cháy. Khói lửa dày đặc không

động đậy bên dưới, mà bốc ngọn mỗi lúc một cao, ngùn ngụt, gió tạt về phía đồi

chỉ huy vàng rực, chói lòe trong nắng, hơi nóng bốc lên tận những đỉnh núi bố trí.

(Trần Ðăng)

-> Có khói lửa, hơi nóng là do nổ cháy.

VD 5 : (liên tưởng theo quan hệ bao hàm):

Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ

hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ.

Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ.

Quan hệ bao hàm còn thể hiện rõ trong quan hệ chỉnh thể - bộ phận (cây: lá,

cành, quả, rễ...) hoặc trong quan hệ tập hợp - thành viên của tập hợp (quân đội:

sĩ quan, binh lính...)

VD6 (liên tưởng đồng loại):

Cóc chết bỏ nhái mồ côi,

Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng!

Ễnh ương đánh lệnh đã vang!

Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!

Ví dụ 3 (liên tưởng về số lượng):

Năm hôm, mười hôm... Rồi nửa tháng, lại một tháng. (Nguyễn Công Hoan)

-Tác dụng : liên kết câu và bộc lộ nội dung

- Đặc điểm nhận diện: Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái

nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước