LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN

2. Liên kết trong văn bản:- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trởnên có nghĩa, dễ hiểu.- Để văn bản có tính liên kết, ngươi viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu,các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kêt nối các câu, cácđoạn đó bằng các phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ, câu,…) thích hợp.- Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dungvà hình thức:+ Về nội dung:Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chungcủa đoạn văn (liên kết chủ đề).Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gic).+ Về hình thức: có một số phương thức liên kết:. Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó đề tạo ra tính liênkết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúcngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạcđiệu,…. Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câugiúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng.. Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, mộtviệc để thay thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng. Cácphương tiện liên kết thường được sử dụng trong phép thế: các đại từ, các từ, tổ hợp từđồng nghĩa, các từ, tổ hợp từ khác nhau (cùng chỉ về một vật, một sự việc). Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Các phươngtiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi,…)và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy,…) các phụtừ (lại, cũng, còn,…)