TÁCH ĐOẠN VĂN SAU RA THÀNH NHIỀU CÂU ĐƠN. CHÉP LẠI ĐOẠN VĂN VÀ ĐIỀN DẤ...

Bài 5:

Tách đoạn văn sau ra thành nhiều câu đơn. Chép lại đoạn văn và điền dấu câu thích

hợp. Nhớ viết hoa và xuống dòng cho đúng :

Một con Dê Trắng vào rừng tìm lá non bỗng gặp Sói Sói quát dê kia mi đi đâu Dê

Trẵng run rẩy tôi di tìm lá non trên đầu mi có cái gì thế đầu tôi có sừng tim mi thế nào

tim tôi đang run sợ...

* Đ

áp án :

Một con Dê Trắng vào rừng tìm lá non, bỗng gặp Sói. Sói quát:

- Dê kia, mi đi đâu?

Dê Trắng run rẩy:

- Tôi đi tìm lá non.

- Trên đầu mi có cái gì thế?

- Đầu tôi có sừng.

- Tim mi thế nào?

- Tim tôi đang run sợ...

...

12.Liên kết câu :

(Tuần 25- Lớp 5)

* Liên kết câu : Lặp từ ngữ

Thay thế từ ngữ

Dùng từ ngữ để nối

(Liên tưởng...)

A)Ghi nhớ:

* Câu văn là một bộ phận của đoạn văn. Trong một đoạn văn, các câu văn phải

liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức. Cụ thể :

a) Về nội dung :

- Các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

VD: “ Mẹ Vân là bác sĩ. Quần áo ở cửa hàng này rất đẹp. Chiếc ô tô đi nhanh ”.

Chuỗi câu này không tạo thành đoạn văn vì mỗi câu nói về một chủ đề riêng.

- Các câu phải sắp xếp theo trật tự hợp lí.

VD: “Mẹ Vân là bác sĩ. Người Trang gặp đầu tiên là mẹ Vân. Trang tìm đến nhà

Vân. Bác làm việc ở thành phố”. Chuỗi câu này cũng không tạo thành đoạn văn vì trật

tự sắp xếp không hợp lí.

b) Về hình thức:

Ngoài sự liên kết về nội dung, giữa các câu trong đoạn phải được liên kết bằng

những dấu hiệu hình thức nhất định. Về hình thức, người ta thường liên kết các câu bằng

các phép liên kết như phép lặp (lặp từ ngữ), phép thế (thay thế từ ngữ), phép nối (dùng

từ ngữ để nối), phép liên tưởng,...

* Phép lặp :

- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng bằng cách

lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước nó.

- Khi sử dụng phép lặp cần lưu ý phối hợp với các phép liên kết khác để tránh lặp

lại từ ngữ quá nhiều, gây ấn tượng nặng nề.

* Phép thế :

- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng đại từ

hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước .

- Việc sử dụng đại từ hoặc từ đồng nghĩa liên kết câu làm cho cách diễn đạt thêm

đa dạng , hấp dẫn.

* Phép nối:

- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng quan hệ từ hoặc một

số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên,thậm chí, cuối cùng, ngoài ra,

mặt khác, trái lại, đồng thời,...

- Việc sử dụng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng kết nối giúp ta nắm

được mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn, bài văn.

B)Bài tập thực hành: