3,với sự xuất hiện của tầng lớn thương nhân). Do năng xuất lao động đã lao
hơn trước, con người có kinh nghiệm hơn v.v...
Trong xã hội có sản phẩm dư thừa và xuất hiện những người chiếm đoạt
của cải dư thừa đó và trở thành giàu có, (tư hữu riêng) lại có những người do
yếu kém mà nghèo đói... Tất cả đẩy nhanh quá trình phân hoá tầng lớp xã hội
và giai cấp xuất hiện. Có giai cấp thì tất yếu có đấu tranh giai cấp. Để cuộc
đấu tranh giai cấp nằm trong vòng trật tự nhất định không phá vỡ xã hội thì có
một tổ chức đặc biệt ra đời, tựa hồ như đứng trên xã hội và quản lý xã hội.
Đó là Nhà nứơc.
Sơ đồ vắn tắt: Sở hữu tư nhân và các hình thái chủ yếu của nó.
I. Hình thái sở hữu tư nhân đơn giản.
Các quan hệ phân công
Người sở hữu A
Người sở hữu B
(Người sản xuất hàng hoá)
lao động xã hội
Sở hữu thực tế
Hàng hoá B
Các quan hệ sở hữu
Hàng hoá A
II.Hình thái sở hữu tư nhân TBCN
(Nhà tư bản)
Tư liệu SX và TD
Sức lao động
III. hình thái nhà nước của sở hữu tư nhân đơn giản
Sở hữu kinh tế
(Nhà nước - người SX hàng hoá)
Hàng hoá A
IV. hình thái nhà nước của sở hữu tư nhân TBCN
(Nhà nước - nhà tư bản)
(Người lao động làm thuê)
Tư liệu SX và tư liệu SH
Sức lao động
Qua sơ đồ trên cho ta thấy sở hữu tư nhân trong các phương thức sản
xuất khác nhau của lịch sử phát triển của loài người với tính chất và mức độ
thể hiện khác nhau:
* Trong chế độ chiếm hữu nô lệ: Pháp luật của nhà nứơc chủ nô duy trì
và bảo vệ chế độ sở hữu của chủ nô đối với tất cả các tư liệu sản xuất của xã
hội ngay cả sở hữu bản thân người nô lệ (nô lệ là công cụ biết nói không được
xem là người). ở đây, trình độ tư hữu của còn thấp nhưng tính chất khắc
nghiệt và bất bình đẳng là tuyệt đối.
* Trong xã hội phong kiến: Sở hữu đẳng cấp phong kiến thể hiện rõ ở
chế độ"phong tước, cấp điền" của các vua chúa phong kiến. Nhà nước và
pháp luật phong kiến bảo vệ, duy trì chế độ sở hữu của địa chủ lãnh chúa
phong kiến đối với ruộng đất và duy trì tình trạng nửa phong kiến của nông
dân và giai cấp phong kiến.
* Trong chế độ tư bản chủ nghĩa: Trên cơ sở tan rã dần của sở hữu phong
kiến đã xuất hiện và phát triển quan hệ sở hữu tư sản. Đó là chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư
(do công nhân làm thuê sáng tạo ra bị giai cấp tư sản chiếm không)
ở đây là giai đoạn của trình độ tư hữu gắn với đặc trưng của xã hội tư
bản. Chế độ tư hữu được qui định là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Giai cấp
tư sản với phương pháp, thủ đoạn bóc lột mới với trình độ cao tư hữu trong xã
hội tư bản chủ nghĩa nằm chủ yếu tập trung trong tay giai cấp tư sản, các tập
đoàn tư bản, các nhà tư bản nắm trong tay tư liệu sản xuất.
* Trong thời kỳ quá độ lên CNXH: Theo các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lê nin thì có 2 phương thức quá độ lên CNXH. Đối với những
nước như nứơc ta quá độ lên CNXH từ một nước nghèo, lạc hậu chưa qua giai
đoạn phát triển TBCN, thì nhất thiết cần có một thời kỳ lịch sử với sự tồn tại
của đa thành phần kinh tế với đa hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân
để sử dụng sức mạnh và ưu thế của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế
hàng hoá, tất cả nhằm tạo ra tiền đề xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết
cho CNXH. Mặc dù vậy, trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở
nước ta hiện nay nhằm phát triển lực lượng sản xuất thì sở hữu nhà nước, kinh
tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo để định hướng cho sở hữu tư nhân nói
riêng và nền kinh tế nước ta nói chung đi theo đúng quĩ đạo.
Chính C.Mác và F. Ănghen trong tác phẩm tuyên ngôn của Đảng cộng
sản, ông đã nhấn mạnh "chủ nghĩa cộng sản không xoá bỏ của ai quyền chiếm
hữu các của cải mà chỉ xoá bỏ việc dùng những của cải ấy để nô dịch lao
động của người khác".
b. Chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa Mác đã khẳng định: "Không thể xoá bỏ ngay tư hữu và thiết
lâp ngay chế độ công hữu về tư liệu sản xuất"
Sự bình đẳng về mặt xã hội của con người trong mối quan hệ qua lại của
họ đối với tư liệu sản xuất tức là sự chiếm hữu mà tiêu chí duy nhất của nó là
lao động sống. Sự khẳng định mình như là một chế độ sở hữu. Sự bất bình
đẳng xã hội cho phép một số người này (người chủ sở hữu) chiếm đoạt lao
động của những người khác (những người không phải là chủ sở hữu) được coi
là chế độ sở hữu. Tùy thuộc vào khả năng chiếm đoạt lao động của mình hay
của người khác mà phân ra 2 kiểu chế độ sở hữu: chế độ tư hữu mang tính bóc
lột dựa trên lao động của người khác và chế độ tư hữu lao động dựa trên lao
động của chính bản thân mình. Kiểu chế độ tư hữu thứ hai, chẳng hạn như
các điền chủ hiện nay không sử dụng hoặc hầu như không sử dụng lao động
làm thuê, ngày nay có thể liên kết vào các hệ thống kinh tế cả TBCN và
XHCN. Trên phương diện chủ thể, chế độ tư hữu phân chia thành tư hữu cá
nhân và tư hữu tập thể bao gồm cả sở hữu tập thể cổ phần - sở hữu toàn dân
và sở hữu tập thể lao động.
Chế độ tư hữu được đem so sánh với chế độ công hữu. Thực chất của sự
so sánh là ở chỗ: Sở hữu nhà nước không phải mọi lúc mọi nơi đều có nghĩa
là sở hữu công cộng. Vấn đề không chỉ ở chỗ chế độ công hữu có thể có hình
thức. Sở hữu nhà nứơc và sở hữu tập thể, mà còn ở trong bản chất của chính
các quan hệ xã hội. Quốc hữu hoá được coi là phương thức, biện pháp cải tạo
chế độ tư hữu thành sở hữu nhà nước, là việc làm mang tính chất chính trị
pháp lý. Việc làm này có ý nghĩa xã hội hoá sản xuất một cách hình thức,
nghĩa là chỉ làm thay đổi các quan hệ sản xuất về mặt pháp lý sao cho phù
hợp ý chí của Nhà nước làm luật. Vì vậy ngày nay quan hệ sở hữu XHCN và
quan hệ sở hữu TBCN đều có sở hữu nhà nước. Sở hữu nhà nước trở thành
chế độ công hữu XHCN chỉ khi thực hiện được xã hội hoá sản xuất thực sự.
Sẽ diễn ra một sự cải tiến tận gốc các quan hệ sở hữu mà bản chất XHCN của
chế độ sở hữu, được thẻ hiện thông qua lợi ích của những người lao động
(công dân, nông dân tri thức). Có thể nói rằng các mối quan hệ xã hội được
hình thành trên cơ sở xoá bỏ lao động làm thuê là biểu hiện trực tiếp không
chỉ riêng của chế độ sở hữu XHCN.
Qua phân tích trên ta có thể nhận xét như sau:
*Thứ nhất, cần phân biệt chế độ có tính chất bóc lột với chế độ sở hữu
lao động không mang tính bóc lột.
* Thứ hai, không phải chế độ công hữu tự nó, mà chính chế độ sở hữu
cá nhân nảy sinh trên cơ sở những thành tựu của thời đại TBCN với sự tất
yếu dẫn đến sự xoá bỏ chế độ tư hữu và khẳng định chế độ công hữu mới là
sự phủ định trực tiếp chế độ tư hữu TBCN.
* Thứ ba, chế độ sở hữu cá nhân có thể xem là chế độ tư hữu manh
mún, hay sở hữu cá nhân mang tính chất tiêu dùng và cũng có thể là chế độ sở
hữu mang tính chất sản xuất phát sinh từ chế độ công hữu.
* Thứ tư, chế độ công hữu không thể phát triển nếu không có chế độ sở
hữu cá nhân. Cũng như là việc quay trở lại sở hữu cá nhân trên cơ sở bổ xung
lẫn nhau của sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân lao động đó, trước hết là trong
hoạt động trí tuệ, tạo ra tiền đề cho sự hình thành cái mà theo C.Mác là"nhân
cách tự do" "Sự phát triển toàn diện của con người".
Cũng cần phải phân biệt chế độ công hữu XHCN (biểu hiện tập trung
của chế độ sở hữu xã hội), với chế độ sở hữu công, công của tất cả các thành
viên xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đối với mọi của cải xã hội
(không có sự phân biệt thành phần, không ai có đặc quyền đặc lợi, mọi người
đều bình đẳng, hành vi của mọi người do các quy phạm xã hội điều chỉnh...).