3. Sự hình thành phát triển và biến đổi của sở hữu là một quá trình
lịch sử tự nhiên gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
a. Hai mặt của nền sản xuất xã hội (Phương thức sản xuất xã hội). Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội.
+ Lực lượng sản xuất: Phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con
người, nó biểu hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tạo ra
của cải vật chất. Lực lượng sản xuất xã hôi bao gồm: Tư liệu sản xuất và
người lao động với những kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng, kỹ xảo, và thói
quen lao động của họ. Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất do công cụ
lao động và trình độ khoa học - kỹ thuật (ngày nay trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp là động lực phát triển nhanh, mạnh) phát triển, trong đó kỹ
năng, lao động của con người là quyết định. Con người là nhân tố trung tâm là
mục đích của nền sản xuất xã hội. Trong điều kiện ngày nay, cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật - công nghệ rất phát triển, vị trí trung tâm củ con người
càng được nhấn mạnh. Do vậy, việc nâng cao dân trí là nhu cầu bức bách. Nó
vừa là đòi hỏi của nền sản xuất xã hội, vừa là điều kiện để thúc đẩy nền sản
xuất xã hội phát triển nhanh hơn.
- Quan hệ sản xuất: Là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá
trình sản xuất và tái sản xuất xã hội: Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ kinh
tế - xã hội và quan hệ kinh tế - tổ chức. Trong đó quan hệ kinh tế - xã hội biểu
hiện ở 3 mặt (3 yếu tố cấu thành).
Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức - quản lý và quan hệ
phân phối sản phẩm. Trong đó quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định chi
phối, theo C.Mác:"Sở hữu với tư cách là hình thái hiện thực của quan hệ sản
xuất".
Giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có mối quan hệ biện chứng,
trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của sản xuất, còn quan hệ sản
xuất (quan hệ sở hữu trong đó) là hình thức xã hội - pháp lý của sản xuất. Lực
lượng sản xuất không ngừng vận động, biến đổi và phát triển qua các giai
đoạn lịch sử, qua các hình thái kinh tế - xã hội với tính chất và trình độ xã hội
hoá ngày càng cao... Đòi hỏi tất yếu là quan hệ sở hữu xác lập tương ứng với
nó phải phù hợp để mở đường thúc đẩy cho lực lượng sản xuất phát triển đi
lên (trái lại là kìm hãm lực lượng sản xuất, ngay cả trường hợp quan hệ sở
hữu đi quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất). ở nước ta, trước khi
tiến hành đổi mới toàn diện đã có thời kỳ quá nhấn mạnh quan hệ sản xuất,
nhất là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, mà không xuất phát từ thực trạng
của lực lượng sản xuất, dẫn đến nôn nóng, chủ quan duy ý chí muốn xoá bỏ
ngay các hình thức sở hữu phi XHCN, xây dựng và thúc đẩy cao sở hữu
XHCN (sở hữu toàn diện, và sở hữu tập thể) bằng việc tập trung cao độ, hợp
tác cao độ, thậm chí cả bằng quốc hữu hoá cưỡng bức trong điều kiện lực
lượng sản xuất thấp kém nó đã làm kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển,
làm cho năng suất lao động thấp, kinh tế không tăng trưởng, và khủng hoảng
kinh tế - xã hội.
Nhưng sau đó Đảng ta đã nhận thức lại nhìn thẳng vào sự thật nhận
khuyết điểm và đi đúng qui luật bằng việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện
từ 1986 (Đại hội VI của Đảng). Thực tế những thành tựu thu được của hơn
10 năm đổi mới vừa qua đã minh chứng tính đúng đắn của việc vận dụng qui
luật quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất trên đất nước ta.
b. Sự tách rời giữa quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng tư liệu sản xuất trong xã hội phong kiến và xã hội TBCN. Chính quá trình phát triển của nền kinh tế quốc tế mà trực tiếp nhất, sâu
xa nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất với các cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật là động lực thúc đẩy nhanh mạnh nhất, nó cho biết rằng các
quyền gắn liền với phạm trù sở hữu đã có sự biến đổi đáng kể. Thường ở thời
kỳ đầu (Như trong thời kỳ CNTB cạnh tranh tự do) thì 3 quyền trong quyền
sở hữu (quyền sở hữu, quyền quản lý và quyền sử dụng)thống nhất trong một
chủ thể. Sự xuất hiện của tư bản cho vay đã làm cho quyền sở hữu và quyền
sử dụng tách rời nhau. Khi lực lượng sản xuất được xã hội hoá (trong điều
kiện của kinh tế thị trường) thì 3 quyền trên tách rời giữa các chủ thể (khi đó
lao động quản lý trở thành một nghề. Ví dụ trong công ty cổ phần, quyền sở
hữu nằm trong tay các cổ đông, quyền điều hành chung thuộc Hội đồng quản
trị, còn quyền quản lý trực tiếp thuộc về giám đốc(hoặc tổng giám đốc).
Trong đó quyền sở hữu vẫn giữ vai trò quyết định chi phối quyền quản lý, sử
dụng, phân phối.
Mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng có một loại hình sở hữu đặc
trưng, giữ vai trò chủ đạo, đồng thời còn tồn tại các loại hình sở hữu khác.
*Dưới chế độ phong kiến nông nghiệp giữ vai trò quyết định, tư liệu sản
xuất chủ yếu là ruộng đất lại bị kìm hãm của "Đặc quyền, đặc lợi" và "chế độ
đẳng cấp phong kiến" hết sức hà khắc. Trong thời kỳ đầu của chế độ phong
kiến, nông cụ rất thô sơ, về sau công cụ bằng sắt phổ biến dần, súc vật được
tận dụng làm sức kéo... Trong các trang trại sau này hình thức hiệp tác lao
động giản đơn được áp dụng. Do yêu cầu cải tiến công cụ sản xuất nông
nghiệp mà thủ công phát triển cùng với nông dân dẫn đến trao đổi phát triển...
Nói chung sản xuất phong kiến chủ yếu dựa vào lao động thủ công của nông
dân và thợ thủ công.
Những đặc điểm trên đã quyết định tính chất của quan hệ sản xuất phong
kiến mà trực tiếp nhất ở đây là quan hệ sở hữu phong kiến; Đó là việc: Bọn
địa chủ bóc lột nông dân, tá điền trên cơ sở chiếm hữu ruộng đất và duy trì họ
trong tình trạng lệ thuộc vào chúng. Địa chủ, chúa đất nằm tập trung phần lớn
tư liệu sản xuất (Ruộng đất) còn nông dân là người sản xuất trực tiếp không
có hoặc có rất ít ruộng đất (và là giai cấp bị bóc lột nặng nề). Như vậy có thể
nói rằng, sở hữu phong kiến về ruộng đất là cơ sở kinh tế của chế độ phong
kiến. Nó quyết định địa vị của con người trong quá trình sản xuất, quyết định
cơ cấu xã hội - giai cấp và chế độ phân phối (bất bình đẳng).
Trong xã hội phong kiến, bên cạnh sở hữu của địa chủ phong kiến, còn
có sở hữu cá thể của người lao động(nông dân, thợ thủ công) về công cụ lao
động, nhà cửa để ở và một số vật dụng khác (họ không có quyền sở hữu tư
liệu sản xuất mà chỉ "sử dụng" ruộng đất của địa chủ để làm thuê lấy công
duy trì cuộc sống cá nhân và gia đình họ); và còn có sở hữu của tiểu nông
độc lập và thợ thủ công tự do. Bản thân các chủ sở hữu nhỏ này cũng bị nhà
nước phong kiến và địa chủ phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề (tuy cuộc
sống có dễ chịu hơn so với nông nô).
Một nét đặc trưng khác nữa là giai cấp phong kiến cưỡng bức siêu kinh
tế nhằm cột chặt nông dân vào ruộng đất và bóc lột phần lớn lao động của
nông dân (toàn bộ cả lao động sản phẩm thặng dư).
* CNTB với phương thức thủ đoạn bóc lột gia trị thặng dư tinh vi hơn,
xảo quyệt hơn các giai cấp bóc lột trước đó (chủ nô và phong kiến, địa chủ).
Giai cấp tư sản trong thời kỳ đầu áp dụng phương pháp bóc lột giá trị thặng
dư tuyệt đối (kéo dài thời gian lao động), sau này do vấp phải sự đấu tranh
quyết liệt của giai cấp công nhân chúng chủ yếu áp dụng phương pháp bóc lột
giá trị thặng dư tương đối (tăng cường độ lao động). Theo chủ nghĩa Mác -
Lênin xã hội TBCN là xã hội bóc lột cuối cùng trong lịch sử, mặc dù
C.Mác đã đánh giá rất cao chủ nghĩa tư bản. "Giai cấp tư sản đã đóng một vai
trò hết sức cách mạng trong lịch sử. Trong quá trình thống trị giai cấp chưa
đầy 1 thế kỷ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực
lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước gộp lại"; Bởi vì trong XHTB: Giai
cấp tư sản (từng nhà tư bản hoặc nhóm, tập đoàn tư bản ở giai đoạn độc
quyền và độc quyền nhà nước sau này) chiếm giữ các tư liệu sản xuất chủ yếu
và là giai cấp bóc lột giai cấp công nhân, là người không có tư liệu sản xuất
gì ngoài "sở hữu" sức lao động và để kiếm sống họ buộc phải bán "cái mình
có" đó cho tư nhà tư bản. Công nhân chỉ là người làm thuê, quản lý nhỏ cho
"Khối tài sản khổng lồ" của nhà tư bản, chứ họ không được sở hữu gì ngoài
vật phẩm tiêu dùng, sinh hoạt và tiền công.
Trong XHTB ngoài sở hữu của giai cấp tư sản, còn có sở hữu nhà nước
tư sản, sở hữu của người sản xuất nhỏ - cá thể, sở hữu của tiểu chủ... Song
đều do sở hữu TBCN chi phối, quyết định.
* Dưới góc độ pháp lý: Quyền sở hữu là quyền pháp luật dân sự gồm có
3 yếu tố cấu thành: chủ thể, khách thể và nội dung.
Chủ thể của quyền sở hữu là những người tham gia quan hệ pháp luật
dân sự về sở hữu về sở hữu. Chủ thể này đa dạng tương ứng với các hình thức
sở hữu, bao gồm: Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở
hữu toàn dân; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các tập thể, các
công dân, các tổ chức xã hội, tổ chức xãc hội nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế
tư nhân... Tóm lại đó là chủ thể(cá nhân hoặc pháp nhân) mà điều 173 bộ
luật dân sự quy định:"Có đủ 3 quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng, quyền định đoạt tài sản".
Khách thể của quyền sở hữu có thể là đối tượng của thế giới vật chất
hoặc là kết quả những hoạt động sáng tạo tinh thần (trí tuệ). Hay có thể hiểu:
Khách thể là cái mà các bên tham gia quan hệ pháp luật hướng tới với các
hành vi của mình. VD: tài sản (động sản, hay bất động sản), quyền tác giả...
Nội dung của quyền sở hữu: Là các quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự
mà pháp luật qui định cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Đó là ba
quyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Trong đó: Quyền chiếm hữu là
tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu. Đó cũng là quyền kiểm soát,
làm chủ, chi phối vật theo ý mình; Quyền sử dụng là việc khai thác công dụng
của đối tượng sở hữu; quyền định đoạt là sự quyết định "Số phần pháp lý" của
vật như bán, tặng, cho...
Việc phân biệt ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong quyền sở
hữu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Đặc biệt trong qúa trình giải
quyết các tranh chấp trong tố tụng dân sự.
II. CƠ CẤU SỞ HỮU TRONG QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
Bạn đang xem 3. - Tiểu luận "Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay"