TỪ VIỆC PHÂN TÍCH Ở TRÊN MỖI CÁ NHÂN CẦN RÚT RA CHO MÌNH BÀI HỌC NH...

3. Từ việc phân tích ở trên mỗi cá nhân cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động:

– Về nhận thức, ta thấy đây là một vấn đề xấu nhiều tác hại mà mỗi chúng ta cần đấu tranh và loại bỏ ra

khỏi bản thân mình và xã hội.

– Về hành động, chúng ta cần: học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp…(tự suy nghĩ và viết tiếp)

III. KẾT BÀI

Tóm lại, …

Đề ra: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại

nếu như mục đích tầm thường.” (Điđơrô). Em hiểu câu nói trên như thế nào? Câu nói đã gợi cho em

những suy nghĩ gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay?

BÀI LÀM

Trong xã hội, có người công thành danh toại, cũng có kẻ suốt đời lao đao, lận đận chẳng làm nên chuyện

gì đáng kể. Có người sống không hề băn khoăn về mục đích sống, tựa như con tàu ra biển không xác định

hướng đi, sống không biết ai, chết chẳng ai hay. Lại có người ý đồ thì rất lớn mà sự nghiệp rất nhỏ.

Chuyện thành công hay thất bại do rất nhiều nguyên nhân tạo nên, trong đó chủ yếu là tính “mục đích”. Vì

vậy Điđơrô đã nhận xét: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được

cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.

Câu nói của ông đề cập đến tính “mục đích” của mọi công việc, mọi hoạt động của con người. Con người

phải có mục đích sống. Mục đích sống tốt đẹp là nguồn động viên con người phấn đấu để đạt được kết quả

tốt đẹp hơn, sống hữu ích hơn trong xã hội. Nhận xét trên của Điđơrô hoàn toàn chính xác. Nó sẽ hướng

mọi suy nghĩ, hành động, tập trung ý chí, nghị lực của con người để đạt được yêu cầu đã đặt ra.

“Mục đích” là kim chỉ nam của con người cho nên con người không thể sống, làm việc mà không có

“mục đích” nào cả.

Con người có trí tuệ soi sáng nên thường đặt ra yêu cầu cụ thể trước mỗi việc làm hay còn gọi là mục tiêu

hành động và trí tuệ chi phối mọi suy nghĩ. Loài người thường dùng lí trí để phân biệt đúng sai, nên hay

không nên khi hành động. Hành động thiếu mục đích thường không có hiệu quả. Trước khi làm một việc

gì, con người thường đặt ra “mục đích” ấy. Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu nhà bác học nghiên cứu, tìm

tòi, sáng tạo trên mọi lĩnh vực để đem lại những kết quả tốt đẹp nhất, nhằm mục đích cải thiện đời sống

con người. “Mục đích” sẽ mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hoạt động của con người.

Có “mục đích”, con người mới có động lực thúc đẩy trong công việc, có niềm vui và niềm tin vào việc

mình làm. Ngược lại, nếu sống không có “mục đích”, con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô

dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.

Thế nào là “mục đích tầm thường”? Một kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân, làm gì cũng chỉ nhằm đạt

kết quả cho cá nhân mình, cho gia đình mình mà không nghĩ đến quyền lợi của những người xung quanh

thì “mục đích” ấy là “mục đích” tầm thường, ích kỉ. Cách sống của người đó không có ích cho cộng đồng.

Bên cạnh đó, không ít người sống có mục đích cao thượng tốt đẹp. Họ là những con người có ích cho xã

hội, gia đình và suốt đời cống hiến cho dân, cho đất nước, không màng gì đến bản thân. Họ sẵn sàng hi

sinh tất cả để đất nước ngày càng giàu đẹp, nhân dân ngày càng sung sướng.

Động cơ nào thúc đẩy họ làm việc quên mình nếu không phải là “mục đích” đẹp đẽ và cao thượng? Như

vậy, “mục đích” cao thượng chính là ngọn đuốc chỉ đường, là nguồn sức mạnh động viên con người tập

trung ý chí, nghị lực và trí tuệ để thực tốt mọi công việc. Nhờ có “mục đích” lớn và tinh thần làm việc

không mệt mỏi mà các nhà khoa học đã sáng tạo ra bao công trình vĩ đại cho nhân loại.

Thực tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là những người có “mục đích” sống lớn

lao, cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh…

cùng chung một khát vọng: bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng

liêng cho dân tộc. Công lao to lớn của các vị anh hùng đó đời đời được nhân dân ca tụng và ghi nhớ.

Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ngày đêm trăn trở, tìm đường

đi đúng đắn nhất để khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân, xây dựng một đất

nước Việt Nam giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn. Đó là “mục đích” tốt đẹp. “Mục đích” đó đã tạo

ra sức bật mới cho toàn dân tộc. Nhân dân ta bước đầu đã gặt hái được những thành công đáng kể.

Là thành viên còn nhỏ tuổi trong gia đình và xã hội, được cha mẹ cho cắp sách đến trường, liệu có ai đặt

câu hỏi: “Học để làm gì” hay không? Nếu chúng ta xác định không đúng thì dễ thối chí nản lòng khi gặp

khó khăn trong học tập. Quá trình học từ lớp 1 đến lớp 12 phải là quá trình rèn luyện phấn đấu không mệt

mỏi của người học sinh. Vậy học để làm gì? Học để ngày mai bước vào đời có một vốn kiến thức tối thiểu

để “làm người”. Học để hiểu được điều hay lẽ phải. Học để khi trưởng thành có thể làm việc tự nuôi mình,

giúp gia đình và giúp đời.

Nhưng mục đích tốt đẹp của mỗi người không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình rèn

luyện và phấn đấu lâu dài của mỗi cá nhân. Ở lứa tuổi học sinh chúng ta, mục đích cao đẹp không phải là

cái gì xa xôi, khó đạt tới. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn: học tập là để nâng cao trình độ hiểu biết,

nắm vững khoa học kĩ thuật, sau này dùng những tri thức đã học được để phục vụ đồng bào, Tổ quốc. Việc

học tập của chúng ta hôm nay sẽ quyết định tương lai của đất nước ngày mai. Như vậy chúng ta đã có

được mục đích tốt đẹp.

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI – HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I. KHÁI NIỆM

* Thế nào là một hiện tượng đời sống?

– Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống

xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống

văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…). Đó

có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.

– Để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận có thể có ý

nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào

yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp lý, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được

mặt tích cực hay tiêu cực.

* Phần mở bài cần giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.

* Thân bài có:

– Luận điểm 1: giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề

bài.

– Luận điểm 2: nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống; thực tế vấn đề

đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề. Chú ý

liên hệ với thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp

thiết phải giải quyết vấn đề.

– Luận điểm 3: lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn

đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người.

– Luận điểm 4, đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống (từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề

xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện,

đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).

* Kết bài cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang

nghị luận.

@CẤU TRÚC BÀI LÀM

* HIỆN TƯỢNG XẤU * HIỆN TƯỢNG TỐT

I. MỞ BÀI: nêu vấn đề I. MỞ BÀI: nêu vấn đề

II. THÂN BÀI II. THÂN BÀI