TỪ VIỆC PHÂN TÍCH Ở TRÊN MỖI CÁ NHÂN CẦN RÚT RA CHO MÌNH BÀI HỌC NH...

3. Từ việc phân tích ở trên mỗi cá nhân cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động.

– Về nhận thức, ta thấy đây là một (…) đúng cần học tập và noi theo.

– Về hành động, chúng ta cần: học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp…(tự suy nghĩ và viết tiếp)

III. KẾT BÀI

Tóm lại, (…) là một tư tưởng đúng có nhiều tác dụng và ý nghĩa cao đẹp. Mỗi chúng ta cần ý thức được

vai trò của mình trong đời sống. Cần rèn luyện bản thân có lối sống thật chuẩn mực, có nhân cách phẩm

giá để sống cho đúng danh nghĩa con người.

@ DẠNG ĐỀ BÀN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH TÁC HẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH

THÀNH NHÂN CÁCH CON NGƯỜI

* Ví dụ: thói dối trá, lối sống ích kỷ, phản bội, ghen tị, vụ lợi cá nhân… Đề thi thường ra dưới dạng một ý

kiến, một câu nói, tục ngữ, ngạn ngữ…

I. MỞ BÀI

Nêu nội dung của ý kiến (hoặc…) rồi dẫn ý kiến vào.

Ví dụ:

Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Nam

Cao: “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.

Ta có mở bài như sau: (Tạo đối lập trong mở bài)

Trong bất kỳ công việc nào, nếu chúng ta làm việc có tâm, có trách nhiệm thì bao giờ công việc cũng

thành công. Còn nếu chúng ta làm việc một cách hời hợt, vội vàng, thiếu trách nhiệm thì bao giờ công việc

cũng sẽ đổ bể gây thiệt hại cho bản thân và người khác. Có lẽ đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà

Nam Cao muốn gửi đến tất cả chúng ta: “Cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.

II. THÂN BÀI