2020/TT - BGDĐTTHIẾT KẾ ĐỀ BÀI KIỂM TRA THEO 3 MỨC ĐỘMỘT TRONG NHỮN...

27/2020/TT - BGDĐT

Thiết kế đề bài kiểm tra theo 3 mức độ

Một trong những điều đổi mới nổi bật trong Thông tư 27/2020/TT - BGDĐT là các câu

hỏi/bài tập trong bài kiểm tra định kỳ, được thể hiện bằng 03 mức độ thay vì 04 mức độ

như hiện hành theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, nhằm đảm bảo thống nhất với

cách tiếp cận của các cấp học trên và các nước tiên tiến trên thế giới và tạo thuận lợi cho

giáo viên trong quá trình biên soạn các câu hỏi/bài tập để xây dựng đề kiểm tra định kỳ.

Quy trình xây dựng các câu hỏi, bài tập theo các mức độ như sau:

Bước 1. Xác định mục tiêu học tập và dự kiến câu hỏi, bài tập theo mục tiêu.

Bước 2. Xây dựng các đáp án có thể chấp nhận được và các đáp án sai mà học sinh (HS)

thường mắc phải. Thông thường, sẽ có 3 loại lỗi thường gặp khi HS giải quyết một vấn

đề là: lỗi lưu trữ thông tin sai, xử lí thông tin, lỗi chú ý.

Bước 3. Xác định những yếu tố khó của bài này; cách HS tiếp cận các yếu tố đó; dự kiến

các bước để HS tiến hành làm bài như thế nào.

Bước 4. Tùy theo yêu cầu về mức độ câu hỏi và mục tiêu, có thể tăng hoặc giảm độ khó

bằng cách tăng hay giảm thông tin trong câu hỏi.

Cách xây dựng một đề kiểm tra định kỳ

Căn cứ thực tế yêu cầu giáo dục của địa phương, hiệu trưởng chỉ đạo (GV, tổ chuyên

môn hoặc phó hiệu trưởng) ra đề kiểm tra định kì và tổ chức kiểm tra định kì, nên theo

thời khóa biểu vào buổi học chính khoá (tránh áp lực cho HS và CMHS).

- Nội dung kiểm tra cần được xác định rõ ràng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học

đến giữa học kì, trong học kì I hoặc cả năm học.

+ Các câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra có thể là câu hỏi trắc nghiệm khách quan (nhiều

lựa chọn, trả lời ngắn, đúng – sai, nối) hoặc tự luận. Cần tăng cường loại câu hỏi mở, bài

tập phát huy năng lực tư duy của HS.

+ Tỉ lệ số câu, số điểm theo các mức và hình thức câu hỏi trong đề kiểm tra (trắc nghiệm

khách quan, tự luận, hình thức khác) do hiệu trưởng quyết định, đảm bảo chuẩn kiến thức

kĩ năng, phù hợp với đối tượng HS.

+ Tùy theo từng trường có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh

giá của từng địa phương, chẳng hạn: Mức 1: Khoảng 50%; Mức 2: Khoảng 30%; Mức 3:

Khoảng 20%.

- Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 30 – 40 phút (theo thời gian của 1 tiết học theo

từng lớp).

- Ma trận đề kiểm tra

+ Ma trận nội dung: mỗi ô nêu nội dung kiến thức, kĩ năng và cần đánh giá; hình thức các

câu hỏi; số lượng câu hỏi; số điểm dành cho các câu hỏi.

+ Ma trận câu hỏi: mỗi ô nêu hình thức các câu hỏi; Số thứ tự của câu hỏi trong đề; số

điểm dành cho các câu hỏi.

Gợi ý về ra đề kiểm tra định kỳ môn Toán

Trước hết xác định nội dung môn Toán học kì I (54 tiết) hoặc khi hết năm học lớp 1 (105

tiết).

- Phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức:

+ Xây dựng 10 câu hỏi trong đề kiểm tra gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi

tự luận, mỗi câu hỏi 1 điểm;

+ Căn cứ vào thời lượng, nội dung chương trình, phân phối tỉ lệ theo mạch kiến thức: Số

học: khoảng 80% (8 câu); Hình học và Đại lượng khoảng 20% (2 câu).

+ Tỉ lệ các mức: Mức 1: khoảng 50% (5 câu); Mức 2: khoảng 30% (3 câu); Mức 3:

khoảng 20% (3 câu).

- Thời lượng làm bài kiểm tra: khoảng 30 phút.

- Ví dụ ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Toán cuối năm học lớp 1:

- Ví dụ đề kiểm tra môn Toán cuối năm học lớp 1:

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC MÔN TOÁN LỚP 1

(Thời gian làm bài: 30 phút)