NHỮNG ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

3. Những ưu nhược điểm khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

a. Ưu điểm:

- Đối với nguồn vốn ODA: Lãi suất thấp hơn rất nhiều so với những khoản vay khác và

thường nằm ở mức dưới 2% hoặc 3%, thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn vay dài

(thường từ 25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn vay 8-10 năm), trong nguồn vốn

ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA; ODA

là nguồn vốn rất quan trọng cho các nước chậm và đang phát triển để có thể ổn định đời sống

xã hội và phát triển kinh tế.

- Đối với nguồn vốn FDI: FDI không để lại gánh nặng nợ cho Chính phủ nước tiếp nhận

đầu tư như ODA hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành

trái phiếu ra nước ngoài…

FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước

tiếp nhận đầu tư, FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật,

phương thức quản lý tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường mới…

cho nước tiếp nhận đầu tư .

FDI có lợi thế là có thể được duy trì sử dụng lâu dài, từ khi một nền kinh tế còn ở mức

phát triển thấp cho đến khi đạt được trình độ phát triển rất cao. Vốn ODA thường được dành

chủ yếu cho những nước kém phát triển, sẽ giảm đi và chấm dứt khi nước đó trở thành nước

công nghiệp, tức là bị giới hạn trong một thời kỳ nhất định. FDI không phải chịu giới hạn này,

nó có thể được sử dụng rất lâu dài trong suốt quá trình phát triển của mỗi nền kinh tế.

- Đối với nguồn vốn FII: Việc tham gia của các nhà đầu tư FII sẽ có tác động mạnh mẽ đến

thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác

lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao

động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn,

công nghệ, quản lý…).

Bên cạnh đó còn một số ưu điểm nổi bật như: Thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế,

chuyển dịch và tăng trưởng đi lên công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; cải thiện cán cân

thanh toán quốc tế.

Đầu tư phát triển, đào tạo tập trung cho nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, làm

việc tại các doanh nghiệp có đầu tư nguồn vốn nước ngoài, nâng cao trình độ nhân lực, thu hút

được nhiều lao động; máy móc công nghệ cao, hiện đại giúp cho quy trình sản xuất hiệu quả,

tốc độ hơn.

b. Nhược điểm:

Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng khu vực đầu tư nước ngoài hiện

nay cũng còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, cụ thể:

Một là, mức độ kết nối, lan tỏa của khu vực đầu tư nước ngoài đến khu vực đầu tư trong

nước còn thấp, thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực đầu tư nước ngoài đến khu vực

đầu tư trong nước còn chưa đạt được như kỳ vọng, chủ yếu là gia công lắp ráp, tỷ lệ nội địa

hóa trong một số ngành thấp, giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm chưa cao.

Hai là, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trước hết là vì mục tiêu lợi nhuận. Hầu

hết họ mong muốn làm ăn nghiêm túc, hợp tác với nước chủ nhà để cùng chia sẻ thành công và

lợi ích nhưng cũng có một bộ phận nhà đầu tư thiếu năng lực, thiếu thiện chí. Hiện tượng

doanh nghiệp chuyển giá, trốn thuế hoặc chưa nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo vệ

môi trường vẫn còn phổ biến.

Ba là, chưa có nhiều tập đoàn đa quốc gia trong các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công

nghệ nguồn, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và phát triển còn ít. Thu hút đầu tư

nước ngoài vào một số ngành, lĩnh vực ưu tiên và từ các tập đoàn đa quốc gia còn hạn chế.

Bốn là, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam về cơ

bản sử dụng công nghệ trung bình hoặc trung bình tiên tiến so với khu vực. Một số dự án còn

tiêu tốn năng lượng, thâu dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường…

Năm là, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập, công tác quản lý nhà

nước về đầu tư nước ngoài còn thiếu sự phối hợp từ Trung ương đến địa phương; Hiệu quả sử

dụng đất của nhiều dự án đầu tư nước ngoài chưa cao…

Sáu là, có những doanh nghiệp FDI chưa bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người lao

động Việt Nam, tuyển dụng lao động nước ngoài, trong đó có lao động phổ thông, không đúng

quy định của pháp luật… Thực trạng này cũng khiến cho quan hệ lao động trong nhiều thời

điểm trở nên căng thẳng, gây bất ổn chính trị, kinh tế xã hội địa phương, ảnh hưởng không tốt

đến môi trường kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.