CÂU THẾ NÀO LÀ KĨ THẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

3. Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực. *Mục đích: Cập nhật và hệ thống hoá

một số kĩ thuật trong lắng nghe và phản hồi tích cực, áp dụng vào dạy học các môn

học.

• A. Lắng nghe tích cực *Đặc tính: Lắng nghe tích cực là khả năng

ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để hoàn toàn tập trung vào những gì mà ai đó

đang nói. Lắng nghe là một mặt của giao tiếp trong cuộc sống.

• *Kỹ năng lắng nghe tích cực không phải là một kỹ năng bẩm sinh của

mỗi người. Bất cứ ai muốn thành công trong học tập, giảng dạy, công việc khác,

phải trau dồi nó và học cách làm chủ nó. Lắng nghe tích cực bắt đầu với sự sẵn

sàng nhận ra giá trị trong mọi cuộc đối thoại bạn tham gia.

• *Có thể dùng để: Thu thập, phân tích thông tin, hiểu biết, giải trí và

học hỏi. Cảm thông trong những mối quan hệ giữa người với người.

• 1.Thế nào là lắng nghe tích cực? Lắng nghe tích cực là khả năng

đang nói. Lắng nghe là một mặt của giao tiếp trong cuộc sống

• 2.Cách thực hiện: Lắng nghe bao gồm 5 hoạt động liên quan với

nhau và hầu như đều xảy ra theo một chuỗi liên tiếp:

• - Tham dự: Nghe thông tin một cách tự nhiên và ghi chép.

• - Diễn giải (phân tích thông tin): gắn ý nghĩa của lời nói dựa theo giá

trị, ý kiến, kỳ vọng, vai trò, yêu cầu, trình độ của bạn.

• - Ghi nhớ: Lưu giữ thông tin để tham khảo sau này.

• - Đánh giá: ứng dụng kỹ năng phân tích phê bình để đo lường những

nhận xét của diễn giả.

• - Đáp lại: Phản hồi lại khi bạn đánh giá thông tin của người nói. Tóm

lại việc lắng nghe đòi hỏi sự phối hợp các hoạt động thể chất và tinh thần, nên nó bị

chi phối bởi các rào cản về cả hai hoạt động đó. Bởi vậy, muốn lắng nghe tích cực

cần phải rèn luyện để nhận biết và sửa chữa những rào cản đó.

*Đối với HS tiểu học, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi, muốn các em lắng nghe tích cực,

GV phải có kĩ thuật.

• + Nghĩa là phải tạo cho các em có đầy đủ thể chất và tinh thần.

• + Tạo khí thế học tập cho HS ngay từ đầu tiết học: Lời nói, cử chỉ,

ánh mắt thân thiện; Không nên quở trách, răn dạy, bắt phạt, v.v…

• + Giới thiệu bài hấp dẫn

• + Khi giảng bài không nên đi lại nhiều

• + Giọng nói của GV phải phù hợp

• + Khi HS có biểu hiện mệt mỏi, GV phải tổ chức cho các em thư giãn

• B. Phản hồi tích cực: Cách thực hiện:

• Đối với HS tiểu học, GV cần có thái độ khuyến khích HS phản hồi

bằng giọng nói, cử chỉ nhẹ nhàng, đánh giá ý kiến của HS trên tinh thần động viên,

khen những ý kiến đúng.

• Phương pháp trò chơi trong đổi mới PP dạy học ở Tiểu học Bản chất của phương

pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học

sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong

đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể

hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và

sự tự đánh giá.