NHẬN XÉT CỦA ANH/CHỊ VỀ TƯ TƯỞNG CỦA TÁC GIẢ THỂ HIỆN TRONG HAI DÒNG...

Câu 4: Nhận xét của anh/chị về tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ cuối (trình

bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu).

“Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”.

PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

“...Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi

vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự

nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn

nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười.

Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một

cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi

không đủ sức mà ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời

ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp

một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo

hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?

(...)

Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình

đẫm bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn

đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra

nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm

nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập

đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay

trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa? Những người yếu đuối vẫn hay

hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà

lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa

nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc

mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! hắn thèm lương thiện, hắn

muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn

với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm

hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người

lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn, hắn

thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị:

- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?

Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không

có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:

- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.”

Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí, khanh khách

cười. Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. Bây giờ thì mấy

bát cháo ý chừng đã ngấm. Hắn thấy lòng rất vui...”

(Trích Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2020, tr 150 -151)

...Hết...

Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.